Lê Đại Hành
-
Trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" và "thang mộc" của 2 vương triều Tiền Lê, vương triều Hậu Lê, (nay là xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ có đền thờ Lê Hoàn-vua Lê Đại Hành, có kinh đô tưởng niệm Lam Kinh, mà còn có kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường...
-
Làng Trung Lập, làng cổ ở xã Xuân Lập huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) hiện vẫn còn những dấu tích về người anh hùng dân tộc Lê Hoàn-vua Lê Đại Hành thời thơ ấu cùng những truyền thuyết dân gian. Ngôi miếu nhỏ chỉ rộng chừng 30m2 được người dân tôn thờ gọi là “Nền sinh Thánh”. Tương truyền, đây là nơi bà Đặng Thị sinh ra Lê Hoàn.
-
Làng Tó thuộc xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) vốn là một nơi danh khoa nổi tiếng đất kinh kỳ xưa, cũng là 1 trong 22 làng khoa bảng Việt Nam. Tương truyền, Cao Biền nhà Đường từng về làng Tả Thanh Oai ngắm địa thế của làng và khẳng định, thế đất tạo cho làng thành đạt về mặt khoa bảng và quan tước...
-
Chùa Nhất Trụ có cột kinh Phật bằng đá độc đáo có một không hai trên địa bàn thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chùa cách Đền thờ vua Lê Đại Hành về phía Bắc khoảng 100m, xây dựng từ thời Tiền Lê. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích quốc gia.
-
Dù Cấm thành và Hoàng thành cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) đang dần sáng tỏ, nhưng bí mật không gian phân bố các công trình kiến trúc này vẫn còn là ẩn số.
-
Quần thể di tích danh thắng đền Sinh, đền Hóa (thôn An Mô, xã Lê Lợi, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là danh lam từ ngàn xưa gắn liền với huyền sử, huyền thoại về sự sinh hóa của Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Vị Thánh này nhiều lần hiển linh hộ quốc an dân khi gặp tai địch họa.
-
Chùa Kim Ngân tọa lạc tại làng cổ Chi Phong (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ X dưới thời vua Lê Đại Hành. Tương truyền, chùa Kim Ngân được xây dựng trên nền nhà kho-nơi cất giữ vàng bạc của nhà Đinh-Lê...
-
Sau bữa tiệc vui, vua Lê Đại Hành cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến quán dịch và nói với sứ giả nhà Tống rằng: Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời. Sứ Tống khiếp đảm từ chối...
-
Hiếm có sách vở ghi lại cụ thể vua chúa ăn gì, nhân dân ăn uống ra sao để đời sau được biết.
-
Có một ngôi làng cổ dưới chân núi Đọi (tỉnh Hà Nam) mà khi nghe nhắc đến người ta nhớ ngay đến nơi vua Lê Hoàn về cày Tịch điền năm xưa, nhớ đến làng nghề làm trống nghìn năm tuổi. Tự hào ngôi làng ấy còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể cấp quốc gia.