Lễ hội cồng chiêng
-
Cồng chiêng là "kho báu" văn hóa của đất Mường, là biểu trưng cho hồn cốt dân tộc Mường. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở Hà Nội, Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn ngày ngày miệt mài gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật này.
-
Du khách đến VinWonders Nam Hội An cuối tuần qua đã có dịp đắm mình trong vũ điệu cồng chiêng máu lửa và mãn nhãn với các màn biểu diễn mang âm hưởng của đại ngàn. Tuần lễ văn hóa Tây Nguyên nằm trong chuỗi chương trình "Tinh hoa mở hội" kéo dài xuyên suốt tháng 7.
-
Ngày hội vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) năm nay sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, mang đậm bản sắc miền sơn cước, trong đó có tái hiện tục đi sim, biểu diễn tắm suối và tái hiện các hoạt động sinh hoạt dưới nước…
-
Bằng tình yêu với âm nhạc truyền thống của người Ba Na, chàng trai trẻ sinh năm 1988, Kaly Tran ở làng Kon Klor, phường Thắng Lợi, TP.Kon Tum (Kon Tum) đã lập ra một ban nhạc để người già, người trẻ có thể sống lại những ngày tiếng cồng chiêng, tiếng đàn vang rộn rã khắp buôn làng.
-
Những ngày này người Cor ở làng Gấm dưới chân núi Tà Cút, xã Trà Quân, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) đang chuẩn bị cho mùa lễ hội của năm mới sắp cận kề. Tiếng cồng chiêng, tiếng hát rộn ràng vang lên khắp bản làng. Trên khoảnh đất trống nằm ở giữa làng, đội nhạc gồm 3 người đàn ông đang say sưa đánh chiêng, vỗ trống, 8 người phụ nữ nhịp nhàng, lắc lư theo từng nhịp của điệu Cà đáo truyền thống.