Cứ vào dịp 12 tháng Giêng là đồng bào dân tộc Tày ở xã Tả Chải (Bắc Hà, Lào Cai) lại tổ chức Lễ hội Lồng tồng (Ngày hội xuống đồng). Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao dân tộc đặc sắc, thu hút đông đảo bà con nhân dân và khách du lịch tham gia.
Krông Nô được đặt theo tên gọi của dòng sông Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) một trong hai phụ lưu hợp thành của sông Sêrêpốk. Đây là vùng đất có 23 dân tộc anh em cùng sinh sống với không gian văn hóa, lễ hội đa dạng và độc đáo.
Mùa Xuân là mùa của nhiều lễ hội. Với bà con người dân tộc Cao Lan ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) thì Lễ hội Xuống đồng (theo tiếng dân tộc gọi là Lễ hội Lồng Tồng) từ bao đời nay đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc, trong đó có chơi chọi dê...
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đào phai khoe sắc, người dân xã Quân Hà (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) lại háo hức đón đợi những màn hóa thân thành muông thú để múa Nộc Niệc mừng năm mới.
Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, sau thời gian tạm dừng tổ chức vì dịch Covid-19, vào dịp Tết Nguyên đán 2023, tỉnh sẽ khôi phục tổ chức Lễ hội Lồng tồng (Lễ hội Xuống đồng) Ba Bể. Một trong những Lễ hội Lồng tồng lớn ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong dịp đầu xuân, bên cạnh những lễ hội quan trọng như lễ hội Lồng Tồng, lễ Cầu an cũng là một trong nhiều nghi lễ được đồng bào Tày vùng Bắc Kạn chú trọng.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, UBND huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã có công văn hỏa tốc về việc tạm dừng tổ chức Lễ hội xuân và Lễ hội Lồng Tông vào ngày mùng 8 tháng Giêng.
Những chiếc còn vun vút lao đi, những đôi mắt dõi theo chờ đợi, những cái đầu nghiêng qua nghiêng lại cùng bóng còn, ai cũng hồi hộp và cầu mong quả còn sẽ bay trúng hồng tâm, đó là điều được chờ đợi hơn cả trong các ngày hội tung còn của đồng bào Tày tại Bắc Kạn.
Năm nào cũng vậy, từ mùng 2 đến mùng 8 Tết Nguyên đán, tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang lại diễn ra lễ hội Lồng tông. Đây là hoạt động tín ngưỡng gắn liền với nền nông nghiệp của đồng bào Tày với mong muốn các vị thần linh che chở để có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, cuộc sống no ấm...
Được chính thức phục dựng từ năm 2002, cứ ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, nhân dân 8 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Kinh và Mông) sinh sống trên vùng chiến khu ATK Định Hóa lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Lồng Tồng tại xã Phú Đình (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).