Triều Tiên đang sở hữu tên lửa đạn đạo đủ sức cày nát đảo Guam.
Triều Tiên tuyên bố ngày 9.8 rằng nước này đang cân nhắc sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung bắn vào căn cứ đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Không phải ngẫu nhiên Bình Nhưỡng lựa chọn đảo Guam là địa điểm tấn công đầu tiên nếu xung đột xảy ra.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo ngày 9.8: “Quân đội Triều Tiên đang cân nhắc kĩ càng khả năng dội tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 vào đảo Guam”. KCNA cho biết ông Kim Jong-un đang cân nhắc kế hoạch tấn công này. Triều Tiên cách đảo Guam khoảng 3.400 km.
Do khoảng cách địa lý rất gần, tấn công đảo Guam sẽ giúp Triều Tiên chặn "yết hầu" của Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương. Đây cũng được xem là cách giúp Bình Nhưỡng triệt tiêu năng lực quân sự Mỹ trong khu vực.
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết Bình Nhưỡng sẵn sàng “chiến tranh tổng lực” nếu Mỹ phát động cuộc chiến với Triều Tiên. Cũng trong ngày 9.8, Tổng thống Trump đe dọa sẽ tấn công Triều Tiên bằng “lửa và sự thịnh nộ chưa từng thấy”.
Đảo Guam là nơi đặt căn cứ không quân Andersen và căn cứ hải quân Guam. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời Tổng thống Obama gọi đây là “trung tâm chiến lược quan trọng của quân đội Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương”.
Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch tăng thêm số quân tại đây dù điều này có thể làm dân trên đảo không hài lòng. Hiện có 160.000 người đang sống trên đảo Guam cùng số lượng lính là 6.000 người.
Trong 10 năm tới, Lầu Năm Góc dự kiến tăng quân số ở đảo Guam lên 12.000 lính. Đảo Guam nắm vị trí chiến lược quan trọng vì nằm giữa Biển Đông và bán đảo Triều Tiên. Nơi đây thường xuyên xảy ra tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và những quốc gia đồng minh với Mỹ.
Với số quân Mỹ thường trực trên 6.000 cùng rất nhiều khí tài hiện đại, đảo Guam là mục tiêu không thể "ngon lành" hơn với tên lửa Bình Nhưỡng. Vài quả tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là có thể biến hòn đảo hơn 540 km2 thành bình địa.
Tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên khai hỏa.
Lời đe dọa tấn công đảo Guam của Triều Tiên không chỉ ảnh hưởng lợi ích của Mỹ trong khu vực mà còn làm dân đảo Guam lo sợ. Nhiều người dân trên hòn đảo này muốn Mỹ rút quân để có được sự bình yên lâu dài.
Mối quan hệ của đảo Guam và Mỹ rất phức tạp. Đây là một phần lãnh thổ thuộc Mỹ. Theo lời cựu chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương Robert Willard, đây là “lãnh thổ xa nhất về phía tây nước Mỹ”.
Những cư dân trên đảo Guam vẫn mang quốc tịch Mỹ, tương tự những người sống trong 50 bang hay tại Puerto Rico và đảo Virgins.
Hòn đảo này từng thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha nhưng sau cuộc chiến năm 1898, đảo Guam được chuyển giao cho Hải quân Mỹ. Nhật Bản từng xâm lược hòn đảo này và chiếm giữ trong 3 năm. Kể từ năm 1944 tới nay, đảo Guam là chủ quyền của Mỹ.
Hiện nay, đảo Guam đang đặt hệ thống phòng thủ tên lửa “bách phát bách trúng” THAAD. Hệ thống này có tỉ lệ bắn trúng 100% trong các lần thử nghiệm.
Vụ diễn tập nhằm mục tiêu bắn hạ các vũ khí trên không trong bối cảnh Triều Tiên đang tích cực phát triển tên lửa...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.