Libya, Gaddafi và những điều chưa biết

Thứ sáu, ngày 04/03/2011 13:12 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Có phải Gaddafi đã cai trị theo cách khiến ông ta không thể bị lật đổ? Giả sử Gaddafi sống sót qua cuộc nổi dậy, Libya sẽ ra sao?... nằm trong số những câu hỏi sẽ được giải đáp phần nào dưới đây.
Bình luận 0

Tại sao LHQ cấm vận Libya?

HĐBA cấm vận vũ khí và phong tỏa tài sản với quy kết Đại tá Gaddafi trước Tòa Hình sự Quốc tế về những tội ác chống lại loài người.

Về phản ứng quốc tế, có thể thêm Tổng thống Mỹ Barack Obama nói lãnh đạo Libya nên từ chức và rời nước ngay lập tức.

Ngoại trưởng Úc tuyên bố cấm vận và cấm du lịch đối với lãnh đạo Libya.

Có phải Gaddafi đã cai trị theo cách khiến ông ta không thể bị lật đổ trong tình hình hiện nay?

Khả năng thành công của đối lập chính trị ở Libya có vẻ rất khác với những gì ở Tusinia và Ai Cập.

Gaddafi đã dựa vào chính sách chia-để-trị trong suốt 40 năm. Không đối lập nào được phép ở Libya, và cơ quan an ninh đã thực sự ăn sâu đến cấp cơ sở trong xã hội Libya.

Một trong những vấn đề chính là ở Tusinia và Ai Cập có quân đội nhà nghề làm trọng tài và nhờ vậy vấn đề được giải quyết. Ở Libya, quân đội được chia theo bộ lạc để đảm bảo không thể trở thành một lực lượng thật sự.

img

Các chính quyền Hồi giáo trong mấy tuần gần đây dựa vào vừa đàn áp vừa nhượng bộ. Chiến lược của Gaddfi ra sao?

Cũng vậy, nhưng thiên về đàn áp hơn.

Ông hứa nâng lương, vốn đã bị chựng lại nhiều lần. Đây là nhờ chính phủ có nhiều tiền từ lợi nhuận dầu hỏa, rất thành công để giữ dân chúng lặng thinh. Chế độ cũng dùng các loại cơ chế khác – văn hóa, biểu tượng – nhằm bảo đảm hợp pháp.

Có thể nói Gaddafi được người dân bất đắc dĩ nể phục.

Còn truyền thông

Một trong những vấn đề lớn của người biểu tình là truyền thông ở Libya khác với ở Ai Cập và Tusinia – Chính phủ kiểm soát rất chặt.

Mặt khác, Libya là một xã hội bộ lạc, nên tin tức lan truyền rất nhanh ngoài báo điện tử .

Nhưng những người biểu tình không thể sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ để tổ chức, nên họ khó có thể tập hợp công chúng tốt như các nước láng giềng.

Giả sử Gaddafi sống sót qua cuộc nổi dậy, viễn cảnh Libya về lâu dài sẽ ra sao? Ông đã cầm quyền 40 năm – ai sẽ kế vị ông?

Chuyện kế vị Gaddafi đã được bàn đến từ lâu. Phương Tây có nói đến kịch bản người kế vị là con trai của ông, Sayf al Islam.

Tuy nhiên chưa hẳn.

Gaddafi một lần nữa đã dùng chiến lược "chia để trị" giữa các con trai ông ta và không hẳn ban đặc quyền cho ai. Ông ta đã phát biểu khá nhiều lần rằng ông không tin kế nhiệm theo kiểu này.

Nếu đúng vậy, sẽ có các bộ lạc khác nhau và chia rẽ quân đội tạo nên khoảng trống quyền lực.

Hãy nói rõ hơn về “xã hội bộ lạc” ở Libya

Nhiều người Libya tiếp tục xem họ là thuộc về một bộ lạc.

Nhưng trên thực tế, quan hệ bộ lạc đã giảm bớt nhờ sự phát triển về giáo dục và đô thị hóa, giúp chia cắt người ta khỏi các vùng bộ lạc truyền thống.

Gaddafi và đồng đội thuộc phong trào Phong trào Các sĩ quan Tự do Thống nhất đã thề laoij bỏ chủ nghĩa bộ lạc khi giành quyền lực năm 1969.

Trong khoảng 10 năm đầu cai trị, bản sắc bộ lạc bị chính quyền phê phán và Gaddafi được đa số dân chúng ủng hộ.

Tuy nhiên, khi uy tín của ông giảm sút và bắt đầu mâu thuẫn với Phong trào Các sĩ quan Tự do Thống nhất, ông ngày càng dựa vào sự mâu thuẫn giữa các bộ lạc để củng cố quyền lực.

Điều này đặc biệt nổi trội trong quân đội nơi mà mỗi bộ lạc chính đều có đại diện.

Thêm nữa, tranh đua giữa các bộ lạc trong quân đội thông qua sự bảo trợ chọn lọc đã không chỉ tăng cường sự kiểm soát đối với quân đội mà còn giúp người ta bớt chú ý vào Gaddafi và chính thể.

Dĩ nhiên, quan hệ bộ lạc có thể đóng vai trò quan trọng để có việc làm, nhưng nếu nói về quyển lực chính trị, các bộ lạc không mấy quan trọng, vì nhiều cột trụ của chính thể Gaddafi, như các ủy ban cách mạng và lực lượng an ninh, bao gồm thành viên của các bộ lạc khác nhau.

Cũng không nên đánh giá quá cao ảnh hưởng của các tù trưởng.

Các bộ lạc chính ở Libya?

Arab: Người Arab chiếm đa số ở Libya, họ mang đạo hồi đến vùng này vào thế kỉ thứ 7. Người Arab ở Libya phần nhiều theo giáo phái Sunni

Berbers: Là cư dân bản xứ của Libya. Họ thuộc nhóm bộ lạc Hamitic.

Hầu hết người Berbers thuộc Kharijii, một giáo phái nhỏ của đạo Hồi. Người Berbers ở Libya có thể chia làm 3 nhóm: Tây Berber, đông Berber và Tuareg.

Tuareg lại gồm nhiều bộ lạc sống du mục trong sa mạc Sahara và các ốc đảo Ghadames và Ghat.

Tebo (hoặc Tebu, Tibu, Tibo, Tibbo, Tibbos) là nhóm du mục và bán du mục sống ở sườn phía nam núi Harouj và đông Fezzan, gần biên giới Ai Cập.

Gaddafi cảnh báo sẽ có nội chiến, liệu có đúng?

Câu trả lời ngắn gọn là viễn cảnh nội chiến sẽ chỉ xảy ra nếu chính phủ quyết định chiến đấu tới cùng, tiếp tục thờ ơ trước mạng sống của người dân như mấy ngày đầu.

Lực lượng nào ủng hộ Gaddafi?

Quân đội Libya hiện nay chỉ mang tính biểu tượng với không đầy 40.000 người, trang bị vũ khí kém và được huấn luyện tồi nên Gaddafi chủ yếu dựa vào lực lượng an ninh.

Một số trong 7 người con trai của Gaddafi từng làm việc trong lực lượng an ninh, nhưng nay gương mặt chính mà Gaddafi dựa vào là Abdullah Senussi, em rể ông ta.

Thêm Ủy ban Cách mạng, mà một trong những người cầm đầu là Hannibal, con trai Gaddafi.

Còn có lực lượng bán vũ trang có tên “Dân quân Nhân dân” gồm toàn những tay chân thân tín nhất của Gaddafi.

Còn “lính đánh thuê”?

Lực lượng này có thể hình thành từ năm 1980.

Lúc đó đại tá Gaddafi tuyển một lực lượng mới, gọi là Lê-dương Hồi giáo thuộc Ủy ban Cách mạng Libya, ban đầu nhằm bảo vệ thế giới Hồi giáo trước nguy cơ từ bên ngoài.

Đa số họ đến từ các nước mà Libya có quan hệ, gồm cả Mali và Niger, Chad và Sudan, là thành viên của liên minh vùng Sahara (đại Sahel) mà Libya là lãnh đạo, cũng có thể gồm cả những người Hồi giáo Bosnia.

Các binh sĩ chịu sự chỉ đạo của Đại tá Gaddafi và hoàn toàn trung thành với chế độ mà họ phụ thuộc.

Lực lượng này nay được dùng để chống lại chính người dân Libya.

Theo Thế giới và hội nhập.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem