Liên tục bị Ukraine tấn công trả đũa dữ dội, người dân Belgorod, Nga gồng mình chống đỡ thế nào?

Phương Đăng (theo DW) Thứ năm, ngày 11/01/2024 20:01 PM (GMT+7)
Trong suốt 2 tuần qua, thành phố biên giới Belgorod của Nga đã bị quân đội Ukraine pháo kích hàng ngày khiến hàng chục người đã chết hoặc bị thương. Tờ DW của Đức đã phỏng vấn một số cư dân của Belgorod để thấy người dân đang phải gồng mình gánh chịu các cuộc đình công trả đũa của Ukraine như thế nào.
Bình luận 0

Người dân bất ngờ 

Liên tục bị Ukraine tấn công trả đũa dữ dội, người dân Belgorod, Nga gồng mình chống đỡ thế nào?- Ảnh 1.

Lính cứu hỏa làm việc ở Belgorod. Ảnh DW

Chính quyền địa phương đã sơ tán 300 cư dân Belgorod đầu tiên đến các địa điểm lân cận sau khi Ukraine liên tục pháo kích vào thành phố. Belgorod, nằm ở biên giới Nga-Ukraine, là nơi sinh sống của khoảng 350.000 cư dân. Thành phố đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công diễn ra gần như hàng ngày của Ukraine trong khoảng 2 tuần. Đây là sự đáp trả của Kiev trước việc Nga tăng cường không kích vào các mục tiêu ở Ukraine.

Vụ tấn công tên lửa dữ dội nhất tính đến thời điểm hiện tại diễn ra vào ngày 30/12/2023, nhằm vào trung tâm thành phố Belgorod. Cuộc tấn công ngày hôm đó đã giết chết 25 người, trong đó có 4 trẻ em; hơn 100 người khác bị thương. Moscow nhấn mạnh rằng không có mục tiêu quân sự nào ở trung tâm Belgorod và cáo buộc đây là một cuộc tấn công có chủ ý của Ukraine vào cơ sở hạ tầng dân sự. 

"Christina", 24 tuổi (tên nhân vật đã được thay đổi) nói với DW rằng, việc quân đội Ukraine pháo kích vào Belgorod đã gây bất ngờ hoàn toàn cho nhiều người dân trong thành phố.

Christina nhớ lại rằng, trước cuộc tấn công ngày 30/12, chỉ có vùng ngoại ô của thành phố Belgorod là bị tấn công nhiều nhất. Căn hộ của cô nằm ở trung tâm thành phố nhưng may mắn tòa nhà đã không bị ảnh hưởng gì trong vụ tấn công ngày 30/12, trái ngược với tòa nhà bên cạnh, nơi bị trúng một lượng lớn các mảnh đạn.

Kể từ đó, thành phố quê hương Christina gần như bị Ukraine pháo kích hàng ngày. Lựu đạn và mảnh đạn đã rơi trúng nhiều nơi trong thị trấn. Những tiếng nổ cũng đã được nghe thấy gần tòa nhà của Christina. Khi điều đó xảy ra, Christina cho biết, cô sẽ trốn trong phòng tắm cùng với mẹ và em gái. Trong một số trường hợp, gia đình cô thậm chí còn phải rút xuống hầm trú ẩn dưới tầng hầm của tòa nhà.

"Sự im lặng đau buồn"

Christina đã chia sẻ với phóng viên DW về tâm trạng hiện tại ở Belgorod.

 “Thành phố chìm trong sự im lặng đau buồn. Các đường phố không còn đông đúc. Ba trung tâm mua sắm lớn nhất không còn hoạt động nữa. Hiện tại có ít phương tiện giao thông công cộng hoạt động hơn. Tất cả các sự kiện đã bị hủy bỏ", Christina nói.

Ngược lại, các khóa học sơ cứu lại có rất nhiều người tham dự.

Là một tình nguyện viên, sinh viên 20 tuổi Roman Yefimov đã tích cực giúp đỡ các nạn nhân của vụ pháo kích của Ukraine. Công việc của Yefimov là phân loại và chuyển hàng cứu trợ. Anh nói với DW rằng bản thân anh hiếm khi có đủ can đảm để ra đường. Tuy nhiên, anh ấy sẽ không rời Belgorod vì "không có nơi nào để đi".

Gia đình Christina cũng sẽ không rời thành phố vì cô phải chăm sóc bà ngoại.

“Bà không đi nổi nũa. Chúng tôi không thể để bà ở đây một mình được”, Christina nói.

Hầu hết cư dân Belgorod đều trải qua kỳ nghỉ đông ở nhà. Một số người cũng nghĩ tới việc ra đi. Tuy nhiên, vé tàu đi Moscow đã nhanh chóng được bán hết trong những ngày đầu tháng Giêng, DW cho biết. Những ngôi làng nhỏ ở ngoại ô thị trấn được coi là nơi trú ẩn an toàn.

“Nhưng sẽ còn bao nhiêu vụ bắn phá nữa?”, một người dân đặt câu hỏi khi nói chuyện với DW.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem