Liên Xô đã ngăn chặn cuộc xâm lược của Mỹ - Anh nhằm vào Ấn Độ ra sao?

MA Thứ sáu, ngày 27/01/2023 20:30 PM (GMT+7)
Năm 1971, Ấn Độ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến với Pakistan và Bangladesh trở thành quốc gia độc lập dưới sự hỗ trợ ngoại giao mạnh mẽ từ chính quyền Liên Xô.
Bình luận 0

Liên Xô được thế giới biết đến là cường quốc đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc tấn công của liên quân Anh – Mỹ nhằm vào Ấn Độ năm 1971.

Trước năm 1971, Bangladesh là một phần lãnh thổ của Pakistan. Kết quả cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ với Pakistan đó là việc thành lập nước Bangladesh độc lập.

Liên Xô đã ngăn chặn cuộc xâm lược của Mỹ - Anh nhằm vào Ấn Độ ra sao? - Ảnh 1.

Cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ với Pakistan nổ ra từ ngày 3/12/1971 và kết thúc vào ngày 16/12/1971 xuất phát từ kết quả cuộc bầu cử ở Pakistan vào năm 1970. Khi đó, giáo chủ Mujibur Rahman đại diện đảng Awami đồng thời là người đứng đầu cộng đồng người Hồi giáo tại vùng lãnh thổ đông Pakistan (Bangladesh hiện nay) đã thắng cử.

Tuy nhiên, đương kim Thủ tướng Pakistan Zulfikar Ali Bhutto khi đó đã không từ chức, trao lại ghế thủ tướng cho giáo chủ Mujibur theo như kết quả của cuộc bầu cử. Không những vậy, Thủ tướng Zulfikar còn ra lệnh đàn áp những người Hồi giáo ủng hộ đảng Awami.

Hành động trên của Thủ tướng Zulfikar gây ra những phản ứng trái chiều trong quân đội, trong đó nổi bật là Đại tá Ziaur Rahman quyết định ly khai khỏi quân đội Pakistan và tuyên bố sẽ thành lập quốc gia Bangladesh. Quyết định trên của Đại tá Ziaur nhận được sự ủng hộ của Ấn Độ và Liên Xô. Ở thế đối nghịch, Mỹ phản đối việc thành lập chính quyền mới nên đã tăng cường viện trợ quân sự cho Pakistan bởi một số lý do trong đó có việc nếu như Ấn Độ chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, ảnh hưởng của Liên Xô tại khu vực sẽ lớn mạnh hơn.

Sau khi quân đội Pakistan đầu hàng tại Dhaka (thủ đô Bangladesh) ngày 11/12/1971, quân đội Mỹ đã điều hạm đội 7 tới vịnh Bengal trên danh nghĩa di tản công dân Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến sự nhưng thực chất để chuẩn bị sẵn sàng tấn công Ấn Độ khi thời điểm đến. Hạm đội này bao gồm lực lượng hùng hậu: tàu sân bay USS Enterprise mang theo 70 máy bay chiến đấu và ném bom, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS King, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Decatur, Parsons và Tartar Sam, tàu tấn công đổ bộ USS Tripoli cỡ lớn và một tàu ngầm hạt nhân cơ động đến Ấn Độ Dương.

Không những vậy, Mỹ còn cung cấp vũ khí cho Pakistan mặc dù áp đặt cấm vận quân sự lên cả hai nước tham chiến. Theo một số tài liệu, Tổng thống Nixon đã ủng hộ các hoạt động của Pakistan trong suốt cuộc chiến tranh với Ấn Độ. Chưa dừng lại ở đó, Hải quân Anh cũng tiến dần tới lãnh hải của Ấn Độ và dự định cùng Mỹ tấn công quốc gia này.

Về phía Liên Xô, chính quyền Moskva đã điều một đội tàu chiến bao gồm tàu sân bay trực thăng Kiev, 5 chiến hạm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân cùng 2 tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương tới vịnh Bengal. Thậm chí, Liên Xô còn đưa ra tuyên bố mạnh mẽ sẽ tấn công đáp trả nếu như Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ với Pakistan.

Trước những đợt tấn công dữ dội của Ấn Độ, Pakistan đã đầu hàng vào ngày 16/12/1971. Kết quả là Bangladesh thành lập quốc gia độc lập. Đây là một trong những cuộc chiến ngắn nhất trong lịch sử.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem