Động thái trên được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy Apple đang làm việc minh bạch hơn về cách phê duyệt và từ chối các ứng dụng iPhone trước, có tác động không nhỏ tới vụ kiện với Epic Games và thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp.
Các ứng dụng trên App Store luôn đảm bảo độ tin cậy cho người dùng.
Apple lập luận, bằng cách có một hệ thống phê duyệt từng ứng dụng trong số 1,8 triệu ứng dụng trên cửa hàng và các bản cập nhật, tất cả phải dựa trên một danh sách dài các quy tắc của App Store. Những điều này giúp cho người dùng iPhone an toàn khỏi các trò gian lận, phần mềm độc hại và ... có được trải nghiệm người dùng chất lượng.
Apple đã đưa ra một số thống kê về quá trình từ chối ứng dụng của mình vào năm 2020:
● Từ chối gần 1 triệu ứng dụng được gửi lần đầu tiên
● Từ chối gần 1 triệu bản cập nhật ứng dụng.
● 48.000 ứng dụng đã bị xóa vì sử dụng “các tính năng ẩn hoặc không có tài liệu”.
● 150.000 ứng dụng đã bị xóa vì spam hoặc sao chép ứng dụng khác.
● 215.000 ứng dụng đã bị xóa vì thu thập quá nhiều dữ liệu người dùng hoặc các vi phạm quyền riêng tư khác.
● 95.000 ứng dụng đã bị xóa vì gian lận - thay đổi thành một loại ứng dụng khác, bao gồm cả ứng dụng cờ bạc hoặc nội dung khiêu dâm.
● Apple đã xóa 470.000 tài khoản khỏi chương trình nhà phát triển vì gian lận.
Ngoài ra, Apple cho biết, vào tháng trước, hãng này đã từ chối 3,2 triệu lượt cài đặt ứng dụng sử dụng chứng chỉ doanh nghiệp, đây là một cách để các công ty lớn trốn tránh App Store, cài đặt các ứng dụng nội bộ trên iPhone của công ty.
Tiết lộ được đưa ra trong bối cảnh vụ kiện chống độc quyền của Epic Games chống lại Apple tập trung vào những thất bại của App Store. Nhà sản xuất Fortnite đang tìm cách cáo buộc Apple để hãng cung cấp cửa hàng ứng dụng riêng cho iPhone và bỏ qua 30% phí App Store của Apple để mua hàng trong ứng dụng.
CEO Tim Cook.
Các luật sư của Epic đã lập luận rằng, App Store của Apple là một “khu vườn có tường bao quanh” cản trở các nhà sản xuất phần mềm cạnh tranh và các quy tắc của Apple được áp dụng không đồng đều cho các nhà phát triển khác nhau. Epic cũng cho biết, quy trình của Apple không toàn diện, vẫn cho phép phần mềm độc hại tấn công cửa hàng và quy trình của “Nhà Táo” chưa kịp thời ngăn chặn gian lận.
Trong phiên tòa, Epic Games đã chất vấn giám đốc cấp cao của Apple, Trystan Kosmynka, người điều hành bộ phận Đánh giá ứng dụng của Apple. Lãnh đạo phía “Táo Khuyết” cũng thừa nhận Apple đã mắc lỗi trên một số ứng dụng mà hãng phê duyệt hoặc từ chối.
Apple và Epic Games đang nổ ra "cuộc chiến" kịch liệt.
Trong bản trình chiếu được trình bày trong cuộc thử nghiệm, công ty có trụ sở tại Cupertino cho hay, hãng đã sử dụng kết hợp 500 người đánh giá và kiểm tra tự động để xem xét khoảng 5 triệu ứng dụng mỗi năm, bao gồm các bản cập nhật, từ năm 2017 - 2019, với tỷ lệ từ chối dao động từ 33 - 36%. Các nhân viên của Apple đã tranh luận tại phiên tòa và khẳng định số lỗi mà hãng mắc phải là rất nhỏ so với quy mô của App Store.
Apple khẳng định, cửa hàng App Store là một phần thiết yếu và không thể phân chia trong hoạt động kinh doanh của mình. Thêm nữa, công ty nhấn mạnh đây là cách duy nhất để người tiêu dùng cài đặt phần mềm trên iPhone.
Vào tuần trước, một luật sư của Apple đã lập luận, việc cho phép người dùng cài đặt phần mềm từ bên ngoài App Store, giống như Android sẽ tạo ra rủi ro bảo mật và Apple không muốn trở thành Android.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.