Loạn danh xưng quốc tế, lỗi từ ai?

TS Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện APEC Thứ bảy, ngày 21/09/2019 20:26 PM (GMT+7)
Liên tục những lùm xùm liên quan tới các trường mang mác quốc tế từ vụ bé trai 6 tuổi trường Gateway tử vong cho tới phải xin lỗi vì bớt khẩu phần ăn tại trường quốc tế Việt Úc đặt ra câu hỏi vì sao nhan nhản trường quốc tế và lỗi tại ai?
Bình luận 0

Hiện nay, nhiều lĩnh vực như đào tạo, y tế, giáo dục… đang tồn tại những cơ sở lừa công khai, tinh vi, ngoạn mục.

Bậc giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó” lại càng phổ biến.

Tôi đoán chắc chưa có ai thống kê được Việt Nam có bao trường mầm non, tiểu học, trung học gắn mác quốc tế bởi có quá nhiều cơ sở tự dựng lên dù trong giấy phép làm gì được cấp.

Tôi có gọi điện thử hỏi một lãnh đạo sở giáo dục đào tạo của một tỉnh xem trên địa bàn có bao trường gắn “nhãn” quốc tế thì nhận được câu trả lời: “Chịu thôi anh ạ”.

img

Trường Gateway nơi cháu bé 6 tuổi tử vong trên xe đưa đón.

Từ vụ cháu bé 6 tuổi trường quốc tế Gateway tử vong trong xe bus đưa đón cho thấy thực trạng rằng những gì quảng cáo cho “đẳng cấp quốc tế”, “chất lượng quốc tế” đều có vấn đề.

Ai cũng biết chi phí bỏ ra cho một năm học tại trường gắn mác quốc tế là không phải nhỏ. Ít thì cỡ trăm triệu, nhiều thì vài ba trăm triệu đồng, hơn nữa cũng có.

Gần như tất cả phụ huynh với tâm lý dành cho con cái những điều kiện tốt nhất có thể đều không nề hà, thậm chí có nhiều phụ huynh còn gắng gượng vay mượn cho con học trường quốc tế với hy vọng con có thể hấp thu môi trường học tập chuyên nghiệp, quốc tế nhưng thực tế có mấy ai kiểm chứng được chất lượng có tương xứng với chi phí bỏ ra qua cái hào nhoáng bề ngoài của ngôi trường đó hay không.Câu chuyện tại trường Gateway đã cho thấy có quá nhiều trường tự ý gắn mác quốc tế để dễ tuyển sinh, để dễ thu tiền.

img

TS Trần Duy Khanh.

Những vụ việc vỡ lở tại trường Gateway hay thiếu khẩu phần ăn tại trường quốc tế Việt Úc mới đây cho thấy ngoài cái vỏ ra, những ngôi trường này yếu kém cả về quản trị và cũng không hề có sự chuẩn bị cũng như thiếu cả về kỹ năng tương xứng với danh xưng quốc tế.

Vậy câu hỏi là thế nào là trường quốc tế?

Trường quốc tế là trường phải có cơ sở đào tạo ít nhất tại 3 nước trở lên. Chương trình, tài liệu giảng dạy phải được các nước khác công nhận ngang bằng và qua kiểm định của tổ chức giáo dục toàn cầu. Ngôn ngữ quốc tế phải là ngôn ngữ quốc tế phổ thông và đặc biệt, trường quốc tế, giảng viên phải là giảng viên đạt chuẩn quốc tế chứ không phải “nhặt” đâu đó vài ông Tây đâu đó nhét vào đứng lớp tiếng Anh là coi như quốc tế.

img

Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) đã phải xin lỗi vì thiếu khẩu phần ăn dù tiền ăn lên tới 38 triệu đồng/năm học chưa kể chi phí học tập.

Thế tại sao nhiều trường quốc tế “rởm” lại ngang nhiên tồn tại?

Nếu chẳng phải có sự buông lỏng thậm chí dung túng của cơ quan quản lý, chính quyền sở tại các cấp thì làm sao có thể ngang nhiên hiện diện, hoạt động, quảng cáo rầm rộ như thời gian qua.

Đã tới lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải siết chặt lại danh xưng trường quốc tế.

Đã tới lúc Bộ Y tế phải vào cuộc rà soát lại việc gắn mác loạn xì ngầu các bệnh viện quốc tế tự xưng nhưng không hề theo một quy chuẩn nào.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem