Loạt khách sạn phố cổ Hà Nội đóng cửa kín mít, rao bán la liệt bằng tờ rơi

Thanh Thúy Thứ sáu, ngày 05/03/2021 04:55 AM (GMT+7)
“Kiệt sức” cả về tài chính lẫn kế hoạch phát triển kinh doanh do không có nguồn thu, nhiều khách sạn lớn trong khu vực phố Cổ Hà Nội rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” buộc phải tự tìm đường lui cho mình bằng cách sang nhượng hoặc rao bán toàn bộ khách sạn. 
Bình luận 0

Covid – 19 đã khiến nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh từ lớn tới nhỏ đều chao đảo. Tại Hà Nội, lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn cao cấp vẫn đang đối diện với làn sóng đóng cửa trả mặt bằng, hoặc nếu duy trì cũng trong tình trạng cầm chừng, sống lay lắt qua ngày. 

Khu vực phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm vốn là nơi tập trung hàng trăm khách sạn lớn nhỏ, trước đây là địa điểm lưu trú chủ yếu của khách du lịch quốc tế. Hiện nay, dù đã bước sang giai đoạn “bình thường mới” nhưng hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng đặc biệt là phân khúc cao cấp ở đây vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. 

img

Hàng loạt nhà hàng, khách sạn ở phố cổ áp dụng các chương trình khuyến mại giảm giá phòng xuống từ 50 – 70%.

Theo ghi nhận của phóng viên, hoạt động kinh doanh khách sạn ở phố cổ Hà Nội kể từ sau đợt bùng dịch Covid-19 lần thứ 3 đến nay gần như kiệt quệ. Chỉ có khoảng 10% số đơn vị lưu trú mở cửa trở lại, những hoạt động kinh doanh chỉ để cầm chừng, giá phòng khách sạn cao cấp giảm xuống rẻ như giá… nhà nghỉ.

Bên cạnh đó, phần lớn đều treo biển chuyển nhượng, cho thuê mặt bằng hoặc “bán khách sạn”. Theo đó, các khách sạn ở đây được rao bán với giá từ 80 đến hàng trăm tỷ đồng, tùy địa điểm và diện tích mặt bằng.

Do đặc thù của lĩnh vực khách sạn phố cổ, hầu hết các khách sạn được thuê lại từ nhà riêng, sau đó đầu tư cơ sở vật chất trị giá tiền tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng để kinh doanh dịch vụ lưu trú. Những ông chủ khách sạn này không thể ngờ có ngày lại rơi và cảnh… trắng tay.

img

img

Một khách sạn trên phố Hàng Bè rao bán 87 tỷ đồng.

Mô hình kinh doanh này diễn ra phổ biến trên thị trường đặc biệt tại các thành phố lớn, những nơi giá bất động sản cao chóng mặt. Nhiều trường hợp đầu tư số vốn rất lớn về cơ sở vật chất, tiền thuê nhà, tiền cọc… có thể lên tới 20 – 30 tỷ đồng nhưng mới chỉ khai thác được vài tháng thì dịch Covid-19 bùng phát.

Đầu tư vào khách sạn 3 sao trên phố Hàng Bè được hơn 3 năm trước khi dịch bệnh xảy ra, trung bình mỗi tháng khách sạn của chị Hoa thu về khoảng 250 triệu đồng. Tuy nhiên với hơn 7 tháng không có doanh thu do vắng khách du lịch, thời điểm hiện tại chị Hoa buộc phải rao bán khách sạn với giá 67 tỷ đồng vì không thể cầm cự lâu hơn

Cách duy nhất để chủ đầu từ giảm bớt gánh nặng về chi phí là thỏa thuận với chủ nhà về giá thuê mặt bằng hàng tháng, nếu không được thì tiền đầu tư và tiền cọc trước đó coi như bỏ vì khách sạn không được hoạt động hết công suất.

img

img

Khung cảnh ảm đạm ở các khách sạn phố cổ.

img

img

Nội thất, ngoại thất của khách sạn được bọc kín, bụi phủ vì nhiều tháng không có khách ra vào.

Tuy vậy, dù duy trì hoạt động kinh doanh với hình thức nào, thực tế cho thấy các khách sạn khu vực phố cổ Hà Nội đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn. Ngay cả khi đã đến bước đường cùng là rao bán, cũng không thể giải quyết vấn đề lập tức vì vào thời điểm hiện tại, không ai dám mạo hiểm “nhảy” vào đầu tư.

Chị Hương Quỳnh – Chủ một khách sạn trên phố Hàng Bè chia sẻ: “Khách sạn đã rao bán suốt 4 -5 tháng nay nhưng không có ai nhòm ngó. Phần lớn khách sạn ở đây đều được rao bán với giá ít nhất là 80 tỷ nhưng nhà tôi là 5 tầng mặt đường phố Hàng Bè giá khoảng 87 tỷ”.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem