Ở các tỉnh phía Bắc như Tam Đảo, Cao Bằng, Yên Bái, Ba Vì, Lào Cai, Sapa, Hoàng Liên Sơn, Hoà Bình có một loại nấm tên vô cùng lạ, đó là nấm ngọc cẩu
Chúng mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới những lùm cây, bụi rậm
Thực tế, loại cây này vốn không thuộc họ nhà nấm, tuy nhiên vì vẻ ngoài tương tự như thân nấm, hình dáng giống "của quý" của 1 loài vật nuôi mà người ta gọi nó với cái tên nấm ngọc cẩu.
Nấm ngọc cẩu thường mọc từ tháng 9, kéo dài đến hết tháng 10, thường được thu hoạch từ khoảng tháng 11 đến trước dịp Tết Nguyên đán.
Không phải ở đâu cũng có được loại nấm này bởi nấm ngọc cẩu mọc chủ yếu ở vùng Tây Bắc, nơi có độ cao từ 1.500m so với mực nước biển trở lên.
Nấm ngọc cẩu có màu hơi đỏ, đỏ tím, nâu, khi già có màu trắng, bên trong ruột giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột
Loài cây này không độc và hầu như không có tác dụng phụ.
Hồi mới xuất hiện, nấm ngọc cẩu có giá lên tới 200.000 đồng/kg, nhưng gần đây, dân địa phương đổ đi tìm hái nhiều nên giá nấm cũng "giảm nhiệt" hơn, khoảng 55.000-100.000 đồng/kg
Nấm ngọc cẩu được nhiều người truyền tai nhau là có tác dụng tăng cường sinh lực cho phái mạnh nên được rất nhiều người săn lùng tìm mua.
Theo Đông y, nấm ngọc cẩu có vị chát, ngọt, tính ôn, quy vào tỳ, thận và có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị chữa bệnh như yếu sinh lý, liệt dương, táo bón, đau nhức xương khớp, bồi bổ cơ thể.Tuy nhiên, tác dụng của loại cây này chỉ ở mức độ vừa phải, không “dữ dội” như những thông tin được truyền tai.
Nấm này thường ít được chế biến cùng món ăn bởi mùi hôi đặc trưng ngai ngái làm mất đi mùi vị của món nấu kèm mà chủ yếu lấy nấm khô để ngâm rượu hoặc pha trà
Vui lòng nhập nội dung bình luận.