Logo thương hiệu hạt gạo Việt có gì đặc biệt?

Lê Quang - Trần Đáng Thứ tư, ngày 19/12/2018 07:48 AM (GMT+7)
Logo thương hiệu Gạo Việt Nam là một trong những chương trình mang ý nghĩa chiến lược của ngành nông nghiệp nói chung và lúa gạo nước ta nói riêng, trên con đường khẳng định giá trị thương hiệu gạo Việt đối với các nước có thế mạnh về nông nghiệp – lúa gạo trong khu vực và thế giới.
Bình luận 0

Tối ngày 18.12, tại TP.Tân An, tỉnh Long An đã diễn ra sự kiện “Festival Lúa gạo Việt Nam lần III - Long An, năm 2018 và Lễ công bố Logo thương hiệu Gạo Việt Nam”.

Đây là sự kiện có ý nghĩa về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh Long An và ĐBSCL nói chung. Festival lúa gạo nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tích cực đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính Trị.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lương Quốc Đoàn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: “Không chỉ làm tốt vai trò là nhịp cầu kết nối để tỉnh Long An - ĐBSCL và các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước triển lãm, giới thiệu thành tựu, tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; Quảng bá những thành tựu phát triển ngành kinh nông nghiệp Việt Nam sau 30 năm đổi mới với vai trò là ngành kinh tế chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam; Festival còn là cơ hội tốt để các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư phát triển”.

img

Ông Lương Quốc Đoàn mong rằng, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp tục quan tâm, đóng góp thiết thực cho công tác phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh Long An và vùng ĐBSCL. Ảnh: Trần Đáng

Cũng theo ông Đoàn, đây chính là không gian tôn vinh các mô hình, sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của nông dân và các đơn vị, doanh nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn... 

Đặc biệt, Festival còn mở ra cơ hội lớn cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng lúa gạo Việt Nam tăng cường hoạt động liên kết hợp tác, nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp chiến lược đảm bảo vai trò chủ lực của ngành đối với sự phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và an ninh lương thực thế giới; Góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế.

img

Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản phát biểu tại buổi Lễ công bố Logo thương hiệu Gạo Việt Nam tối 18.12. Ảnh: Trần Đáng

Cùng dự Festival, ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản – Bộ NN&PTNT cho rằng, sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc từ một nước thiếu lương thực, đến nay sản xuất nông nghiệp của Việt Nam không chỉ đáp ứng nguồn cung lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho tiêu dùng và chế biến trong nước mà còn tham gia ngày càng mạnh mẽ vào thị trường xuất khẩu. Nông sản Việt Nam hiện nay đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Định hướng đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, thương mại nông sản, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu để bảo hộ sản phẩm là một trong những định hướng quan trọng được Chính phủ chỉ đạo đối với ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

"Đề án phát triển thương hiệu Gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 được thủ tướng đã phê duyệt là nhiệm vụ hết sức ý nghĩa và quan trọng, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong chỉ đạo điều hành trong chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong sản xuất, thương mại lúa gạo”, ông Toản nhấn mạnh.

img

Logo chính thức của thương hiệu Gạo Việt Nam vừa được công bố vào tối 18.12. Ảnh: Trần Đáng

Với quy mô hơn 1.100 đơn vị gian hàng cùng với một chuỗi các chương trình, hoạt động lễ hội phong phú, đa dạng, hấp dẫn và ý nghĩa như: Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau 30 năm đổi mới, đặc biệt đối ngành sản xuất, kinh doanh lúa gạo Việt Nam qua các thời kỳ; Triển làm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và thành tựu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh Long An, các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh, thành trên phạm vi cả nước.

img

Một gian hàng tham gia triển lãm các sản phẩm lúa gạo tại Festival. Ảnh: Lê Quang

Song song đó cũng diễn ra các hoạt động Hội chợ Triển lãm “Nông – Công nghiệp – Thương mại khu vực Tây Nam bộ năm 2018” hưởng ứng thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018 do Bộ Công thương chủ trì. Các hoạt động Hội thảo “Thực trạng xâm nhập mặn và khô hạn – giải pháp ứng phó – bảo vệ cây lúa - phát triển của hạt gạo Việt Nam”;  Hội thảo “Gạo sạch Việt Nam – khẳng định vị trí - vươn tầm quốc tế”; Hội thi “Gạo ngon thương hiệu Việt” và nhiều chương trình, hoạt động bỗ trợ ý nghĩa thiết khác diễn ra trong khuôn khổ Festival...

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, chương trình sẽ diễn ra trong 7 ngày và dự kiến bế mạc vào ngày 24.12.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem