Theo đó, ngoài các quy định chung khi vận chuyển lợn từ vùng này sang vùng khác, tỉnh Long An còn yêu cầu các địa phương trong vùng dịch tả lợn châu Phi hay vùng đang bị dịch uy hiếp, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của địa phương phải ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin về nơi xuất phát của lô hàng, như: tên chủ trại, địa chỉ... khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển lợn sống về Long An.
Ngoài ra, nếu cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển lợn từ vùng có dịch bệnh phải tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi; kết quả xét nghiệm phải được ghi rõ ràng, đầy đủ các thông tin.
Long An đã lập nhiều chốt kiểm dịch lợn 24/24 trên các cửa ngõ đi qua địa bàn tỉnh
Long An cũng đề nghị các tỉnh, thành phố không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển lợn cho phương tiện không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú ý theo quy định.
“Tỉnh Long An sẽ từ chối tiếp nhận lợn đến từ vùng có dịch tả lợn châu Phi nếu không có không đáp ứng các yêu cầu theo quy định trên”, bà Đinh Thị Phương Khanh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An khẳng định.
Cũng theo bà Khanh, tỉnh Long An sẽ áp dụng yêu cầu này vào ngày 20/5.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, Long An là địa phương tiếp nhận số lượng lớn nguồn lợn từ các tỉnh, thành vận chuyển về để giết mổ. Năm 2018, tổng số lượng lợn nhập vào cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh hơn 2 triệu con. Những tháng đầu năm 2019, lượng lợn nhập vào các cơ sở giảm khoảng 30% so cùng kỳ năm trước.
Lượng heo này đến từ khắp các tỉnh miền Trung từ Nghệ An, Thanh Hóa trở vào đến các tỉnh miền Đông Nam bộ như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai...
Trên địa bàn tỉnh hiện có 27 cơ sở giết mổ heo, trong đó có 8 cơ sở tại các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Tân Trụ xuất heo về TP.Hồ Chí Minh, công suất 300-1.000 con/đêm và 19 cơ sở tiêu thụ trong tỉnh, công suất 10-100 con/đêm.
Nhân viên thú y kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc heo khi nhập vào địa bàn
Hiện, Long An chưa xuất hiện dịch bệnh nhưng trước tình hình dịch bệnh xâm nhập ở một số tỉnh phía Nam, tỉnh đang tích cực chủ động phòng, chống dịch.
UBND tỉnh ban hành chỉ thị về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch tả heo châu Phi; phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với dịch tả heo châu Phi; thành lập ban chỉ đạo, đội phản ứng nhanh, đội kiểm tra lưu động cấp tỉnh, cấp huyện và lập 8 chốt kiểm dịch tạm thời trên địa bàn tỉnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.