Luật thủ đô
-
Dự kiến, trong tháng 1/2025, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thẩm định để trình HĐND TP.Hà Nội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư cho dự án cầu Tứ Liên làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
-
Luật Thủ đô (sửa đổi) phân cấp cho chính quyền Thành phố quyết định thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND các cấp được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
-
UBND TP.Hà Nội dự kiến cần hơn 30 tỷ đồng để xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô, trong đó chưa bao gồm chi phí thuê chuyên gia nước ngoài.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Luật Thủ đô có nhiều chính sách mang tính vượt trội, đặc thù, thể hiện ở sự đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền Thủ đô liên quan đến tổ chức bộ máy, tài chính - ngân sách, thẩm quyền, cơ chế đầu tư...
-
Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, trong đó cho phép Chủ tịch UBND các cấp có thể yêu cầu cắt điện, nước các công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng...
-
Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị trao thẩm quyền cho Hà Nội xử lý cắt điện, nước đối với công trình vi phạm trong trường hợp các biện pháp khác không hiệu quả.
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp phản đối đề xuất tại Luật Thủ đô sửa đổi có đề cập đến việc cho phép Hà Nội biến bãi giữa, bãi bồi sông Hồng làm trung tâm văn hóa, du lịch, đô thị.
-
ĐBQH Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định, sự chung tay của mỗi một ĐBQH với chính quyền TP.Hà Nội để cùng nhau tạo ra một khuôn khổ pháp lý vượt trội và phù hợp nhất cho phát triển Thủ đô.
-
Theo ĐBQH Lê Thanh Vân, để trọng dụng người tài thì phải phát huy sở trường của họ, người có năng lực nào bố trí công việc đấy, chứ không phải thu hút về xong để đấy, một người tài bố trí làm hành chính thì lãng phí.
-
Luật Thủ đô có cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn rất rõ ràng và có tính thuyết phục. Cần thống nhất xây dựng các cơ chế đặc thù cho Thủ đô của cả nước, chứ không phải riêng cho Hà Nội. Nếu xây dựng được các cơ chế để Thủ đô phát triển, Thủ đô sẽ tiếp tục làm đầu tàu trong phát triển KT-XH.