Lumia 1020 - bài học đắt giá khi bị Microsoft "đem con bỏ chợ"

Như Quỳnh Chủ nhật, ngày 19/06/2022 07:55 AM (GMT+7)
Khi một hệ sinh thái bị thất bại, nhà sản xuất sẽ phải rút lui khỏi thị trường và khiến người dùng các thiết bị phụ thuộc vào nó bị bỏ rơi lại phía sau.
Bình luận 0

Sự mất liên kết giữa Huawei và Google vào năm 2019 do lệnh cấm của Mỹ đã ảnh hưởng nhiều đến người dùng hệ sinh thái thiết bị Huawei. Công ty Trung Quốc sau đó đã làm mọi thứ để hỗ trợ người tiêu dùng, thậm chí xây dựng hệ sinh thái HarmonyOS của riêng mình.

img

Huawei đang cố gắng làm chủ hệ sinh thái các thiết bị dựa trên HarmonyOS của mình.

Mặc dù có những thành công nhất định kể từ ngày triển khai, nhưng các thiết bị Huawei giờ đây bị một lượng không nhỏ người dùng quay lưng, khiến công ty vỡ kế hoạch vượt mặt Samsung trên thị trường di động.

Nhưng ít nhiều, Huawei vẫn tồn tại và sống trong những ngày giông bão do lệnh cấm của chính phủ Mỹ đặt ra. Điều này trái ngược so với nhiều hệ sinh thái đã thất bại trước đó, thậm chí nhiều người giờ đây không nghĩ đến nó “đã từng tồn tại”.

Sự thất bại của Windows Phone

Những người dùng Windows Phone lâu năm đều biết rằng có rất nhiều mẫu điện thoại Lumia khác nhau đã ra mắt trong suốt những năm hệ sinh thái này tồn tại. Nhưng kể từ khi Microsoft khai tử Windows Phone, nhiều mẫu Lumia đã bị bỏ rơi lại phía sau.

img

Lumia 1020 là một cái tên đáng nhớ nhất trong hệ sinh thái Windows Phone.

Trong thực tế, ngay cả ở giai đoạn còn hoạt động tốt, người dùng Lumia cũng bị Microsoft rất nhiều lần bỏ rơi, với ví dụ tiêu biểu nhất là Lumia 1020 - một trong những điện thoại Lumia ấn tượng nhất. Chiếc điện thoại này không thể lên Windows Phone 10 mà vẫn phải ở lại với Windows Phone 8. Khi Windows Phone 8 bị ngừng hỗ trợ, những điện thoại như Lumia 1020 gần như trở nên vô dụng, chỉ còn là một chiếc máy ảnh có thể gọi điện và gửi tin nhắn văn bản. Sự thật là: Quá tệ cho một siêu phẩm.

Nhiều người cho rằng, ngay cả khi không có bản cập nhật phần mềm hoặc ứng dụng, họ vẫn có thể sử dụng một chiếc điện thoại có khả năng. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ rất sai lầm, ít nhất trong trường hợp cụ thể như Lumia 1020.

Đầu tiên, Store không còn nữa. Người dùng không còn có thể truy cập nó, vì nó không còn ở đó nữa. Điều này có nghĩa là ứng dụng của người dùng sẽ không còn nhận được cập nhật. Nếu ứng dụng đó đã có trên điện thoại như Skype, nó hoạt động như là một trình giữ chỗ, việc nhấn vào ứng dụng sẽ được chuyển đến Store và tải xuống sẽ không thành công.

img

Không thể truy cập các ứng dụng email.

Rồi email. Trong khi trước đây người dùng có rất nhiều tùy chọn email để sử dụng, nhưng giờ đây mọi thứ đều thất bại. Không thể đăng nhập bằng tài khoản Microsoft, Yahoo, Google,… dù cho tất cả tài khoản đó đều đang hoạt động. Microsoft dường như tắt hoàn toàn và ngừng cho phép người dùng thêm chúng vào điện thoại của họ.

Ngoài email, các ứng dụng như đồng bộ lịch hay danh bạ cũng không hoạt động. Ngay cả khi Facebook được cài đặt sẵn và chạy ổn, người dùng cũng không thể đăng nhập bằng tài khoản Facebook hợp lệ. Trong khi đó, mặc dù người dùng vẫn có thể chỉnh sửa các tài liệu Office trên thiết bị, nhưng có ích gì nếu không thể chia sẻ chúng hoặc truy cập các tài liệu trực tuyến. Dĩ nhiên có những thứ như dịch vụ Bản đồ hoặc trình duyệt web vẫn hoạt động, nhưng ai biết được rồi một ngày nó cũng “đứng hình”. Giống như gần đây, Microsoft đã chính thức khai tử trình duyệt Internet Explore sau suốt 27 năm hoạt động.

img

Ngay cả chạy được ứng dụng Facebook, việc truy cập tài khoản là không thể.

Không khác gì một máy ảnh có thể thực hiện cuộc gọi

Từng là một điện thoại với phần cứng xuất sắc trên một nền tảng đầy tiềm năng nhưng giờ đây, Lumia 1020 chỉ đơn giản giống như một máy ảnh có thể thực hiện cuộc gọi và nhắn tin văn bản.

Đó sẽ là một bài học quý giá cho chúng ta nếu mọi người chưa học được bài học từ sự sụp đổ của Symbian, BlackBerry OS và các nền tảng khác. Nhiều người không tự hỏi về thảm họa tiềm ẩn có thể xảy ra nếu một công ty như Google rút lui khỏi Android. Dĩ nhiên, điều đó là khó xảy ra, nhưng quan trọng nhất mà mọi người cần biết là tầm quan trọng của một công ty phụ trách cả phần cứng và phần mềm.

img

Apple đang làm chủ hệ sinh thái phần cứng và phần mềm của mình.

Apple là công ty duy nhất trong số những công ty hàng đầu có sản phẩm phần cứng không phụ thuộc vào các dịch vụ của bên thứ ba. Huawei đang cố gắng với HarmonyOS, nhưng điều đó không xảy ra với Windows Phone dù rằng Microsoft từng sở hữu thương hiệu Lumia để làm chủ cả phần cứng và phần mềm. Hệ sinh thái Windows Phone đã bị loại bỏ không thương tiếc và không để lại gì ngoài những trang ký ức và lịch sử công nghệ để lâu lâu chúng ta lại nhắc lại về các thiết bị hoài cổ.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem