Lũng Hồ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Duy Tuấn Thứ sáu, ngày 06/09/2019 10:15 AM (GMT+7)
Phương châm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) là “dễ làm trước, khó làm sau”, nhưng với xã Lũng Hồ (Yên Minh, Hà Giang), ngay cả các tiêu chí dễ cũng rất khó làm.
Bình luận 0

Là xã phía Nam của huyện Yên Minh, cách trung tâm huyện trên 40 km, với 23 thôn, bản, hiện nay, xã Lũng Hồ có 1.500 hộ, gần 8.000 khẩu. Thực hiện xây dựng NTM, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ngày công, hiến đất xây dựng các công trình dân sinh; thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

img

Bà con xã Lũng Hồ chăm sóc ngô Xuân.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đã xuất hiện trong những năm qua, như: Nuôi bò, lợn đen sinh sản, hàng hóa; hình thành vùng trồng đậu tương hàng hóa, đậu tương giống; tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp và nhóm sở thích chăn nuôi; xây dựng các quỹ phát triển thôn; thực hiện các mô hình đầu tư tái thu hồi, cánh đồng mẫu 5 cùng... Tuy nhiên, KT - XH chưa có sự phát triển mạnh mẽ; đến nay, xã mới đạt 6/19 tiêu chí NTM và thuộc nhóm những xã đạt ít tiêu chí nhất của huyện.

Chủ tịch UBND xã Lũng Hồ, ông Nguyễn Hữu Kỳ, cho biết: Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và người dân rất nỗ lực thực hiện xây dựng NTM. Các chương trình, phong trào của tỉnh, huyện đều được triển khai xuống thôn, bản. Huyện ủy cũng ban hành Nghị quyết 02a lựa chọn xã để phát triển thành trung tâm cụm xã phía Nam. Tuy nhiên, kết quả xây dựng NTM chưa đạt như mong đợi, ngay cả các tiêu chí dễ.

Được biết, tuy có vị trí địa lý nằm giữa cung đường giao thương các xã phía Nam của huyện và được lựa chọn để phát triển thành trung tâm cụm xã, nhưng Lũng Hồ gặp không ít khó khăn, như: Có xuất phát điểm thấp, nội lực của nhân dân gần như bằng không, người dân còn nặng tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chậm thay đổi nhận thức trong phát triển kinh tế; địa hình chia cắt, giáp ranh với nhiều địa phương nên tiềm ẩn những bất ổn về an ninh trật tự; thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trầm trọng, nhất là những tháng mùa khô; giao thông đến các thôn cơ bản vẫn là đường đất, đá khó giao thương hàng hóa; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao…

Có thể minh chứng bằng những con số cụ thể, như: 98% dân số của Lũng Hồ là đồng bào dân tộc Mông; trên 55% hộ nghèo và 23% thuộc nhóm cận nghèo; thu nhập bình quân mới đạt trên 10 triệu đồng/người/năm; cây lượng thực chính của người dân vẫn là cây ngô với tổng diện tích khoảng 600 ha, bình quân mỗi hộ chưa đến 1 ha và chỉ canh cách được 1 vụ/năm. Cùng với đó, xã hiện có trên 30% số thôn chưa có đường ô tô đến trung tâm; số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 chiếm tới 40,48%. Đặc biệt, năm 2018, xã chỉ được phân bổ chưa đến 800 triệu đồng cho xây dựng NTM, đây là con số rất thấp so với điều kiện và nhu cầu thực tế. Hơn nữa, dù được huyện lựa chọn để phát triển thành trung tâm cụm xã phía Nam từ năm 2016, nhưng nguồn lực đầu tư rất eo hẹp, khó thực hiện.

Nhìn vào các tiêu chí NTM xã Lũng Hồ đã đạt, như: Quy hoạch; thủy lợi; bưu điện; chợ nông thôn có thể thấy phần lớn đây là các tiêu chí được sự đầu tư của Nhà nước, không có nhiều tiêu chí “dễ làm trước” nằm trong số này, như: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội; hình thức tổ chức sản xuất…

Những khó khăn thực tế trên đòi hỏi cấp ủy, chính quyền huyện Yên Minh có giải pháp cụ thể và nguồn lực giúp đỡ Lũng Hồ; đồng thời mỗi người dân cần nỗ lực hơn nữa mới hoàn thành đượ

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem