Lưu Bị "tay trắng" đi chiêu mộ nhân tài, vì sao Gia Cát Lượng vẫn theo?

Thứ ba, ngày 13/04/2021 09:31 AM (GMT+7)
Vì sao Khổng Minh lại sẵn sàng đi theo vị quân chủ họ Lưu ấy ngay tại thời điểm mà ông đang sa sút nhất?
Bình luận 0
Lưu Bị đi chiêu mộ nhân tài trong lúc vẫn đang "ăn nhờ ở đậu", vì sao Gia Cát Lượng lại đồng ý đi theo? - Ảnh 1.

Sinh thời, Gia Cát Khổng Minh được nhận định là một trong những nhân tài có thể an định thiên hạ trong giai đoạn Tam Quốc phân tranh.

Thế nhưng điều khiến nhiều người không khỏi thắc mắc lại nằm ở chỗ, thay vì đầu quân cho những tập đoàn chính trị lớn mạnh khác, mưu sĩ kiệt xuất ấy lại quyết định đi theo Lưu Bị ở vào thời điểm mà ông đang tay trắng.

Vậy lý do nào đã khiến Gia Cát Lượng lựa chọn phò tá vị quân chủ ấy khi mà Lưu Bị vẫn còn đang bị xem như kẻ "ăn nhờ ở đậu" tại đất Kinh Châu?

Chiêu mộ nhân tài khi tay trắng, Lưu Bị vẫn có được sự phò tá của Ngọa Long

Lưu Bị đi chiêu mộ nhân tài trong lúc vẫn đang "ăn nhờ ở đậu", vì sao Gia Cát Lượng lại đồng ý đi theo? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Năm 207 sau Công nguyên, Lưu Bị khi ấy đang còn là Tả tướng quân Hán thất và nương nhờ tại Kinh Châu của Lưu Biểu. Bấy giờ, ông đã mang theo Quan Vũ cùng Trương Phi tới Long Trung tìm Gia Cát Lượng.

Trước đó, Lưu Bị từng có thời gian giữ chức Thử sử quản lý cả một châu, cũng là Tả tướng quân danh chính ngôn thuận của hoàng tộc nhà Hán.

Thế nhưng vào thời điểm tìm tới Gia Cát Lượng, ông chỉ là một người chẳng có mấy danh vọng, cũng không lập được công trạng gì lớn lao.

Thế nhưng khi đó, Lưu Huyền Đức lòng ôm chí lớn, chỉ tiếc rằng chưa có năng lực thực hiện lý tưởng, nên mới dốc lòng tìm tới Khổng Minh để chiêu mộ nhân tài.

Cảm động trước tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ chân thành của Lưu Bị, lại thêm hai người lý tưởng tương hợp, Gia Cát Lương năm đó ở Long Trung đã đề ra phương châm chiến lược là Đông hòa Tôn Ngô, Bắc kháng Tào Tháo.

Từ đó, ông cũng hoạch định cho vị quân chủ họ Lưu ấy đường hướng chiếm lấy Kinh Châu, Ích Châu, chia quân thành 2 đường để Bắc phạt, từ đó thống nhất thiên hạ.

Lưu Bị nghe xong liền vô cùng cao hứng, một mực mời Gia Cát Lượng gia nhập tập đoàn chính trị của mình.

Cuối cùng, Ngọa Long tiên sinh cũng quyết định rời khỏi Long Trung, từ đó dốc lòng phò tá cho cơ nghiệp của vị quân chủ họ Lưu ấy.

Trên thực tế, Lưu Bị lúc bấy giờ vẫn phải nương nhờ Lưu Biểu và bị xem như kẻ "ăn nhờ ở đậu" trên đất Kinh Châu. Dù vậy, việc Gia Cát Lượng vẫn chẳng hề nề hà những điều này mà một lòng đi theo phụng sự ông vốn xuất phát từ nguyên nhân dưới đây.

Lý do khiến Gia Cát Lượng thà đi theo Lưu Bị chịu khổ chứ cương quyết không chọn Tào Tháo

Lưu Bị đi chiêu mộ nhân tài trong lúc vẫn đang "ăn nhờ ở đậu", vì sao Gia Cát Lượng lại đồng ý đi theo? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Theo quan điểm của Qulishi, lý tưởng của Gia Cát Lượng lúc sinh thời chính là: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Quỹ tích của cuộc đời ông cũng giống như bao hiền nhân thời cổ đại, một mực noi theo cái đạo của Nho học.

Sở dĩ Khổng Minh không lựa chọn đi theo Tào Tháo là bởi thế lực của vị quân chủ này không thể giúp ông "tu thân", "tề gia".

Thuở thiếu thời, Gia Cát Lượng vì muốn lánh đời mà rời đi từ Lang Gia, sau đó đến Long Trung làm nông, đọc sách.

Khi ấy, vùng đất Lang Gia vẫn còn lệ thuộc vào Từ Châu, mà khi tấn công Từ Châu, Tào Tháo từng tiến hành thảm sát cả tòa thành này.

Chính vì vậy, cho dù Tào Tháo có nắm trong tay Thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu, có trở thành thế lực lớn mạnh nhất thì quan điểm của ông và Khổng Minh căn bản không thể hòa hợp.

Nếu phụng sự dưới quyền một vị quân chủ như vậy, Gia Cát Lượng căn bản không thể thực hiện lý tưởng "tu thân", "tề gia". Vì vậy nên ông mới bỏ qua cơ hội đầu quân cho tập đoàn chính trị Tào Ngụy.

Lưu Bị đi chiêu mộ nhân tài trong lúc vẫn đang "ăn nhờ ở đậu", vì sao Gia Cát Lượng lại đồng ý đi theo? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Trong khi đó, việc đi theo phò tá Lưu Bị có thể đem tới cho Gia Cát Khổng Minh cơ hội hiện thực hóa những lý tưởng của mình.

Sau khi giúp quân chủ lấy được Ích Châu, Khổng Minh đã dùng thứ gọi là "nội Nho ngoại pháp" để cai quản đất Thục.

Nhờ chính sách khoan hậu, cách xử lý công chính, nghiêm minh nên tư tưởng và con người của ông được rất nhiều người yêu quý.

Không chỉ vậy, tập đoàn Thục Hán lúc đó lại được xem như trên có minh chủ, dưới có hiền thần, trên dưới đồng lòng, quan lại liêm chính… Đó chính là cái đạo trị quốc mà Gia Cát Lượng vẫn hằng theo đuổi.

Sau này, trong quá trình bình định Nam Trung, bắc phạt Tào Ngụy, Khổng Minh vẫn luôn muốn hoàn thành mục tiêu "bình thiên hạ", cũng đem việc khôi phục Hán thất làm mục tiêu xuất chinh.

Tuy rằng việc Bắc phạt thất bại là nỗi tiếc nuối lớn nhất trong cả cuộc đời ông, thế nhưng Gia Cát Khổng Minh đã dùng cả đời mình để chứng minh cho thế nhân thấy mục tiêu cao cả nhất mà ông theo đuổi vẫn gói gọn trong tư tưởng: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".

Và để thực hiện lý tưởng này, việc ông tìm tới một vị quân chủ lấy nhân nghĩa làm đầu, lấy nhân đức làm trọng, lại một lòng mang theo lý tưởng phò tá hoàng tộc nhà Hán như Lưu Bị có thể xem là lựa chọn hoàn toàn hợp lý.

Trần Quỳnh (Theo Pháp luật và bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem