Nhân viên tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc hướng dẫn chiến đấu cơ J-15 cất/hạ cánh
Các chuyên gia nhận định, thủy thủ đoàn trên tàu sân bay của Trung Quốc không thể đạt chuẩn quốc tế chính là lý do khiến việc soán ngôi cường quốc Hải quân số một thế giới của Mỹ đối với Bắc Kinh là một việc làm bất khả thi.
"Một tàu sân bay cần được bảo trì thường xuyên trên quy mô lớn. Trung Quốc cần 4 nhóm tàu sân bay nếu muốn thực hiện đầy đủ các sứ mệnh hộ tống trên biển và bảo vệ các lợi ích quốc gia ở nước ngoài của họ", chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie nhấn mạnh.
"Một tàu sân bay duy nhất thì không thể trở thành một lực lượng chiến đấu bởi nó cần sự hỗ trợ từ các tàu chiến khác để lập thành một nhóm tấn công, cũng như sự bảo vệ từ những tàu này", ông Li cho biết thêm.
Các thành viên trên tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc.
Hải quân Mỹ đang duy trì 10 nhóm tấn công tàu sân bay đặt tại các căn cứ Hải quân tại Mỹ cũng như nước ngoài. Một đội thứ 11 sẽ đi vào hoạt động khi tàu sân bay USS Gerald R. Ford hạ thủy.
Còn Trung Quốc hiện chỉ có một tàu sân bay hoạt động thường xuyên đó là Liêu Ninh, vốn được nước này tân trang lại sau khi thu mua từ Ukraine.
Ngày 26.4, Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay thứ 2, do chính nước này đóng và dự kiến phải mất 3 năm thử nghiệm nó trước khi chính thức đưa tàu vào sử dụng.
Các chiến đấu cơ J-15 tập trung trên boong tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc.
Ông Li nhấn mạnh rằng, một nhóm tấn công tàu sân bay cần 4.500 đến 5.000 thành viên thủy thủ đoàn, bao gồm phi công chiến đấu, các sĩ quan điều hành không quân, kỹ sư và thủy thủ đoàn trên các tàu chiến khác.
Hai tàu sân bay Trung Quốc sẽ cần khoảng 10.000 thủy thủ đoàn để hoạt động đầy đủ.
Trong khi đó, khi các quan chức hải quân bắt đầu vận hành Liêu Ninh, họ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đó là chỉ huy hơn 2.000 thủy thủ đoàn từ 19 nhóm dân tộc, theo một phim tài liệu của Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc, phát sóng hồi tháng 3.
Ngoài ra, so với Mỹ, vốn đã có hơn 100 năm kinh nghiệm vận hành, thì Trung Quốc, theo một chuyên gia "chỉ là học sinh mầm non".
Theo nhà quan sát quân đội Macao, Antony Wong Dong, hệ thống điều hành của Hải quân Trung Quốc vẫn không đáp ứng được các yêu cầu của một đội tàu chiến phải hoạt động lâu dài trên đại dương. Hiện Hải quân Trung Quốc chỉ đang trong giai đoạn chuyển từ Hải quân ven biển sang Hải quân nước xanh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.