Mắc ca
-
Những năm gần đây, người dân xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã chuyển đổi một phần diện tích đất dốc canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trong đó có mô hình cây trồng mới Mắc ca. Mô hình này không chỉ tạo sinh kế mà còn triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở đây.
-
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai có diện tích gần 1.000 ha cây mắc ca, là địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất tỉnh; trong đó, có 250 ha đang trong thời gian thu hoạch, ước sản lượng gần 180 tấn trong năm 2021.
-
Sau 5 năm bén duyên với đất Điện Biên, mắc ca - cây "tỷ đô" đã cho những quả ngọt đầu mùa. 47ha mắc ca trồng thí điểm tại xã Quài Nưa (Tuần Giáo) đã bắt đầu cho bói quả với tỷ lệ đạt hơn 90% diện tích, sản lượng từ 3kg - 4kg/cây.
-
Huyện Đam Rông, vùng đất xa của tỉnh Lâm Đồng vốn được mệnh danh là đất khó khăn với những người nông dân vất vả. Nhưng một nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi, trồng bạt ngàn cây mắc ca mang lại thu nhập tiền tỷ cho gia đình. Đó là anh Nguyễn Văn Nghiêm, nông dân ở thôn Trung Tâm, xã Đạ K’Nàng.
-
Với giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác, mắc ca được ví như "cây tỷ đô" bởi mắc ca không chỉ giúp nhiều nông dân đổi đời mà còn đặt mục tiêu vươn tầm thế giới.
-
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, sau 5 năm triển khai quy hoạch mắc ca, đến nay cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca với diện tích trên 16.500ha. Trong đó, 9 tỉnh nằm trong quy hoạch ở 2 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên trồng trên 15.400ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch.
-
Tại Hội nghị kết quả phát triển cây mắc ca tại Việt Nam thời gian qua; định hướng và giải pháp trong thời gian tới do Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Đắk Lắk và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức tại Đắk Lắk sáng 29/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải đầu tư xây dựng thương hiệu cho mắc ca Việt Nam.
-
GS Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhận định: "Mắc ca đã qua giai đoạn khảo nghiệm và giờ đang bước vào giai đoạn phát triển. Là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây mắc ca đang ngày càng khẳng định được giá trị tại nhiều địa phương".
-
Xuất ngũ năm 1979, rời quê hương Thái Bình vào Gia Lai định cư, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng cây mắc ca xen canh mà thương binh Phạm Hữu Đương đang ngày một giàu lên, thu nhập 2-3 tỷ đồng mỗi năm.
-
Theo phản ánh từ chính quyền địa phương, vườn trồng mắc ca của ông Nguyễn Lên ở thôn Tang Tong, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) bị tấn công, chặt phá, đốn hạ mà không rõ nguyên nhân.