Anh Đinh Văn Tuấn, xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội là chủ nhân tác phẩm sanh cổ có tên “Khuất kỷ cầu thân” có tuổi đời hơn 100 năm
Anh Tuấn mua tác phẩm từ năm 2008 ở Văn Giang (Hưng Yên), thời điểm mua, cốt cây là cốt cổ của các nghệ nhân xưa. Sau đó dựa trên cốt cổ đó anh bắt đầu tạo tác thêm tay cành theo lối hiện đại.
Ngày xưa các cụ gọi là cây “long hóa”, sau này đặt tại thành tên “Khuất kỷ cầu thân” – nghĩa đen là hạ mình còn nghĩa bóng có ý nghĩa mong muốn hòa bình, đất nước an vui.
Cây được trồng trong một bể cổ, thân chính uốn lượn như một con rồng. Bệ rễ, thân cây, tay cành… tỷ lệ cây hài hòa, cân đối.
Các rễ đã bệt vào nhau rất già cỗi
Bên cạnh thân chính, cây còn có những thân phụ với đường biến rất đẹp
Tay cành làm không quá dài như các nghệ nhân xưa mà chùn rụt, chuyển rất ngoạn mục
Tổng bóng của cây rất hài hòa từ cành phóng, cành hồi và ngọn có sự uyển chuyển từ thấp lến cao tạo sự cân đối cho tác phẩm
Các cành lớn được uốn nắn rất công phu, sau nhiều năm đã liền sẹo, khó có thể nhận thấy những vết cắt
Để có được bộ răm, chi dày như vậy người nghệ nhân phải mất nhiều thời gian, công sức tạo tác
Lá nhỏ rất đẹp và lúc nào cũng xanh mướt
Khi tưới nước vào cây, da (vỏ) nổi màu đồng rất đẹp. Những cây già mới có đặc điểm này
Theo anh Tuấn, làm cây phải biết kết hợp phong cách làm cây của các cụ xưa và phong cách hiện đại. Tuy nhiên, quan trọng là phải có phong cách riêng.
"Giá trị nghệ thuật thì vô cùng, mỗi người một con mắt nhìn nhưng giá trị kinh tế cũng không dưới 5 tỷ đồng để sở hữu tác phẩm này", anh Tuấn cho hay
Vui lòng nhập nội dung bình luận.