Mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam có gì đặc biệt? Trong ảnh, rất nhiều người quan tâm tới MXH đầu tiên của Việt Nam (Ảnh: TX)
Nộp thuế 9,1 tỷ đồng từ bán hàng trên mạng
Bà Nguyễn Thị Thọ là CEO của Vietfoods chia sẻ: “Hiện tại, ngày nghỉ tôi có thể ngồi ở nhà nhưng một mình tôi bán hàng online thông qua MHX Facebook thôi cũng bằng 20 nhân viên kinh doanh khai thác thị trường từ hình thức bán hàng truyền thống. Tất nhiên, không phải ai tham gia bán hàng trên MXH cũng đạt hiệu quả mà cần có sự kết nối và chia sẻ mới bán được nhiều hàng trên online”.
Tại buổi lễ ra mắt MXH đầu tiên của Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội mới đây, ông Phạm Hoài Trung, người sáng lập ra MXH đầu tiên của Việt Nam đã đưa ra một ví dụ cụ thể: Vào cuối tuần trước, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, qua rà soát một cá nhân bán mỹ phẩm cho công ty T trên Facebook có chênh lệch doanh thu theo kê khai và doanh thu thực tế (thể hiện qua số tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân) lên đến hơn 400 tỉ đồng. Tuy nhiên, do cá nhân này tự nguyện khắc phục nên cơ quan thuế không chuyển hồ sơ sang cơ quan công an (do hành vi trốn thuế) mà xử phạt hành vi khai sai, truy thu thuế và tiền chậm nộp với tổng số tiền là 9,1 tỉ đồng. Qua đó cho thấy, tiềm năng kinh doanh trên MXH đã và đang trở thành xu hướng phát triển rất mạnh ở Việt Nam.
Nói về MXH đầu tiên của Việt Nam vừa được sáng lập , ông Phạm Hoài Trung – Chủ nhân của ý tưởng MXH mang tên Azibai chia sẻ: “Ưu điểm của MXH Azibai là Nhà nước thì thu được thuế, doanh nghiệp được tận dụng cơ hội bán hàng, người tiêu dùng có cơ hội mua sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng với giá thành rẻ và tiện lợi”.
Theo ông Trung, hiện nay có 4 mô hình tiếp thị (tiếp thị xã hội, tiếp thị liên kết, tiếp thị khâu marketing và tiếp thị ứng dụng) nhiều công ty cử người đi đào tạo về mà không làm được nhưng trên MXH Azibai lại có đầy đủ hết các mô hình này.
“Thay vì Grab, Uber tận dụng sự nhàn rỗi của chiếc xe gia đình thì Azibai là một MXH đầu tiên của Việt Nam tận dụng thời gian nhàn rỗi của mỗi cá nhân nên tiềm năng thời gian nhàn rỗi của mọi người là còn rất lớn”, ông Phạm Hoài Trung - Chủ nhân của MXH đầu tiên ở Việt Nam chia sẻ |
Ngoài ra, trên Azibai còn có cả ứng dụng quản trị doanh nghiệp ứng dụng chăm sóc khách hàng…đó là sự khác biệt của MXH đã được nghiên cứu, phát triển rành riêng cho người Việt. Azibai cũng có thể chia sẻ ở trên bất kỳ ứng dụng MXH khác như Facebook, Zalo, Youtube...
Ông Phạm Hoài Trung cũng cho biết, MXH đầu tiên của Việt Nam sẽ được hoạt động trên cơ sở hỗ trợ các doanh nghiệp và người bán hàng đưa sản phẩm lên MXH quảng bá và tiếp cận người mua. Trong khi đó, người mua vừa có thể mua hàng, vừa có thể tiếp cận bán hàng và hưởng thu nhập % từ những sản phẩm có sẵn trên Azibai.
Theo ông Trung, trước đây, mô hình kinh doanh truyền thống có phân phối trực tiếp và gián tiếp, hàng hóa từ sản xuất tới người tiêu dùng sẽ qua đại lý bán lẻ truyền thống. Các cơ sở bán lẻ truyền thống cần phải có tiền để đầu tư cơ sở hạ tầng và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi công nghệ có sự thay đổi với chiếc smaphone kết hợp với mạng xã hội thì không cần có đại lý vật lý nữa mà có thể xây dựng một đại lý ngay trong điện thoại di động. “Tôi tin chắc nhiều bạn đi ra khỏi nhà có thể quên tiền nhưng sẽ rất ít khi quên điện thoại di động. Thậm chí, có nhiều người quên điện thoại còn quay về nhà vì thiếu điện thoại là không làm được việc”, ông Trung chia sẻ.
Thời đại công nghệ 4.0 sẽ là thời đại của công nghệ và kinh tế chia sẻ, toàn bộ hoạt động kinh doanh, mua, bán hàng chỉ cần một cái kích chuột (Ảnh: IT)
Có đủ sức cạnh tranh với Facebook, Youtube?
Ông Trung cũng cho biết, thống kê chưa đầy đủ, trên thế giới hiện nay có 2,5 tỷ người dùng Facebook và khoảng 800 triệu người đã và đang kinh doanh trên MXH còn ở Việt Nam thì xu hướng này cũng ngày càng tăng mạnh. Trong khi, buôn bán hàng hóa trên MXH hiện khiến cho Nhà nước đang không thu được thuế còn Azibai thì lại khắc phục được tất cả các hạn chế của MXH hiện nay. “Chúng ta đang ở thời kỳ công nghệ 3.0 và đang chuyển tiếp sang 4.0 với một nền kinh tế chia sẻ, sử dụng công nghệ có thể kinh doanh, buôn bán và mua hàng chỉ với cái kích chuột ngay tại nhà”, ông Trung cho biết.
Trả lời Dân Việt, ông Phạm Hoài Trung cho rằng, mặc dù là MXH đầu tiên của Việt Nam nhưng với những kết hoạch cụ thể cùng sự hợp tác của các cộng sự, đối tác và đặc biệt nếu nhận được sự ủng hộ của cơ quan truyền thông và người dùng thì chúng tôi tin, MXH Azibai một ngày nào đó cũng có thể cạnh tranh với Facebook, zalo, Youtube... Cũng theo ông Trung, trong kỷ nguyên 4.0 cơ hội là cho mọi tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hệ thống thương mại điện tử.
Trước đó, tại nghị trường Quốc hội, trong phiên trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn cho biết: Nếu như 15 năm trước đây, chúng ta không nghĩ rằng mạng xã hội phát triển như thế và 15 năm sau không biết còn phát triển như thế nào.
MXH làm cho con người gần nhau hơn và kiến thức đồ sộ, khổng lồ của mạng xã hội giúp cho con người tìm hiểu ở mọi lúc, mọi nơi. Không thể phủ nhận vai trò của MXH trong quá trình phát triển của thế giới. Trên thực tế đã có một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc có mạng xã hội riêng, chiếm ưu thế so với Facebook và Google.
“Nếu có thể thí điểm, triển khai một số cơ chế chính sách ưu tiên đặc biệt về thuế, tài chính và quản lý thông tin… hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ số trong nước phát triển, từ đó hình thành được hệ sinh thái số lớn mạnh ở Việt Nam. Chỉ khi có hệ sinh thái số lớn mạnh thì mới có cơ sở để tin tưởng những doanh nghiệp của Việt Nam xây dựng được những sản phẩm riêng của Việt Nam thay thế được Facebook và Youtube trong 5-7 năm tới”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.