Mặt thật bá quyền Trung Quốc: Kỳ cuối: Áp đặt và khống chế

Đăng Quang - chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc Thứ ba, ngày 10/06/2014 06:59 AM (GMT+7)
Lấy vai trò là nước lớn, Trung Quốc thường viện trợ cho nhiều quốc gia ở tất cả các khía cạnh. Tuy nhiên, phía sau sự viện trợ, Trung Quốc đều có các mưu đồ, tính toán; hoặc nêu ra các điều kiện ngang ngược, buộc các nước phải theo...
Bình luận 0

Lôi kéo và gây bè phái

Viện trợ, đầu tư- đây là cách trực tiếp nhất để Trung Quốc nắm chặt nước nhận viện trợ, điều khiển và gây sức ép buộc nước nhận viện trợ phải hành động theo ý muốn của Trung Quốc, bị kìm, hãm và phụ thuộc ngày càng nhiều vào Trung Quốc. Trung Quốc cũng dùng quan hệ kinh tế, buôn bán làm mồi nhử và làm điều kiện để mua chuộc, lôi kéo nước khác.

Tháng 12.1961, khi có bất đồng với Liên Xô, Trung Quốc đã hủy bỏ hoàn toàn việc nhập thiết bị toàn bộ của Liên Xô theo các hiệp định đã ký kết, gây nhiều thiệt hại cho Liên Xô và các nước Đông Âu. Năm 1978, Sri Lanka không tán thành ý kiến của Trung Quốc đòi khai trừ Cuba ra khỏi các nước không liên kết, không ủng hộ sự có mặt về quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Vì thế Sri Lanka đã không đạt được mong muốn phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Trong quan hệ với các nước, Trung Quốc thường có thái độ kẻ cả, nêu những ý kiến và điều kiện ngang ngược buộc các nước phải theo, xâm phạm thô bạo vào công việc nội bộ nước khác. Nếu đối tác, bạn bè không nghe theo thì Trung Quốc trở mặt đe dọa, tẩy chay, trừng phạt.

Năm 1958, Trung Quốc tạo ra vụ khủng hoảng Đài Loan lần thứ hai và yêu cầu Liên Xô can thiệp. Liên Xô khước từ, vậy là Trung Quốc phê phán Liên Xô là không hữu nghị, bỏ rơi đồng minh. Năm 1962, khi Liên Xô quyết định gửi tên lửa sang Cuba (vụ khủng hoảng Ca-ri-bê), Trung Quốc không có ý kiến gì. Nhưng khi Liên Xô rút tên lửa về thì Trung Quốc lại phê phán là Liên Xô đầu hàng.

Đầu những năm 1960, Trung Quốc đòi Liên Xô phải công khai tuyên bố nghị quyết các Đại hội 20, 21, 22 Đảng Cộng sản Liên Xô nhưng không đạt được mục đích, Trung Quốc đơn phương hủy bỏ các hợp đồng kinh tế đã ký với Liên Xô. Thế nhưng, Trung Quốc lại tuyên truyền rằng Liên Xô cắt viện trợ của Trung Quốc. Với các nước, các đảng cộng sản, đảng công nhân khác, Trung Quốc không chủ trương họp chung mà chỉ đàm phán tay đôi để gây sức ép và lôi kéo từng nước, từng đảng. Khi các nước có ý kiến khác với Trung Quốc đều bị Trung Quốc quy là “xét lại” và cắt viện trợ, hủy các hợp đồng kinh tế, rút chuyên gia về nước.

Cự tuyệt hóa các tranh cãi

Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cự tuyệt quốc tế hóa các tranh cãi, vì sợ bị cô lập. Thay vào đó, Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước liên quan để dễ bề áp đặt, khống chế. Trung Quốc cũng dùng chiêu bài kinh tế để mua chuộc, răn đe, buộc một số nước ASEAN phải nghe theo Trung Quốc. Trung Quốc còn dùng các thủ đoạn rất tinh vi để lôi kéo ban lãnh đạo các nước, từ ưu đãi vật chất, chăm sóc tình cảm, nuôi con cái ăn học, tuyên truyền giáo dục đường lối của Trung Quốc, nhưng khi cần thì thực hiện những hành động trừng phạt để uy hiếp.

Khó tìm được cơ sở để có thể kết luận là Trung Quốc có được tình hữu nghị thực sự với ai, Trung Quốc có thật lòng giúp đỡ ai. Ý đồ thực của Trung Quốc không đi theo lời nói. Những lời hứa và thỏa thuận ký với Trung Quốc đều không có tính vững chắc.
Trung Quốc cũng là “bậc thầy” trong việc dùng các biểu hiện hữu nghị, các diễn đạt “có cánh” để che giấu ý đồ vụ lợi của mình, dùng các lập luận ngụy biện để che giấu ý đồ thật. Khó tìm được cơ sở để có thể kết luận là Trung Quốc có được tình hữu nghị thực sự với ai, Trung Quốc có thật lòng giúp đỡ ai. Ý đồ thực của Trung Quốc không đi theo lời nói. Những lời hứa và thỏa thuận ký với Trung Quốc đều không có tính vững chắc. Khi thấy sự việc không còn có lợi cho Trung Quốc thì Trung Quốc sẵn sàng đảo ngược mọi vấn đề.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem