Buổi lễ có sự tham dự của ông Kouinche Albert, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Fish&Co và các cán bộ liên quan, về phía Tập đoàn Mavin có ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT và các cán bộ/chuyên gia lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Tham dự và chứng kiến buổi lễ ký kết hợp tác còn có Tiến sĩ Taiga, Bộ trưởng Bộ Chăn nuôi và Thủy sản Cameroon.
Ký kết hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giữa Mavin và Fish&Co.
Mục tiêu của hợp tác này là nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, đáp ứng nhu cầu từ sản phẩm đầu vào phục vụ nuôi trồng cho tới thành phẩm, theo mô hình khép kín chuỗi giá trị cho thị trường Cameroon.
Cụ thể, hai bên sẽ cùng hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo chuỗi giá trị, thiết kế và xây dựng các trang trại thủy sản tại Cameroon của Fish&Co, tư vấn quản lý hiệu quả sản xuất thức ăn chăn nuôi cho Fish&Co.
Bộ trưởng Chăn nuôi và Thủy sản Cameroon cùng các đại diện Công Công ty Fish & Co lắng nghe Chủ tịch Mavin giới thiệu về hoạt động của Tập đoàn Mavin.
Chủ tịch Mavin và các cán bộ thủy sản Mavin đã dành nhiều thời gian tham quan trực tiếp các cơ sở nuôi trồng thủy sản và hệ thống nhà máy của Fish&Co tại Cameroon.
Nhân chuyến tham quan và làm việc tại Cameroon, Chủ tịch Mavin đã tặng một chiếc trống đồng làm theo phiên bản trống đồng Ngọc Lũ, một món quà đậm nét văn hóa cổ truyền Việt Nam, cho ông Kouinche Albert, Chủ tịch Công ty Fish&Co, thể hiện ước mong hợp tác không chỉ mang lại lợi ích cho hai Công ty mà còn góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Cameroon.
Chủ tịch Mavin tặngquà lưu niệm cho Công ty Fish & Co
Với dân số 25,3 triệu người vào năm 2019 theo ước tính của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), nhu cầu về các sản phẩm thủy sản của Cameroon là 550.000 tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Taiga, Bộ trưởng Bộ Chăn nuôi và Thủy sản Cameroon, sản lượng nuôi trồng của đất nước này hiện nay mới chỉ ước đạt 335.000 tấn.
Để bù đắp thâm hụt nguồn cung, Cameroon nhập khẩu gần 185.000 tấn mỗi năm từ Việt Nam và Trung Quốc. Phụ thuộc vào nhập khẩu, quốc gia này phải đối mặt với nhiều vấn đề như dân số tăng nhanh và sự mất cân bằng của cán cân thương mại, giảm cơ hội việc làm…
Đối với ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng, giá bán sản phẩm cá tra, cá rô phi đang ở mức cao so với các nước lân cận do thị trường trong nước không đáp được các yêu cầu về con giống, thức ăn, trong đó 80 - 90% thức ăn thủy sản được nhập khẩu (thức ăn chiếm 70% chi phí sản xuất).
"Đó là lý do chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia thủy sản ở các nước có thế mạnh về thủy sản như Việt Nam, hợp tác đồng hành cùng các doanh nghiệp của chúng tôi phát triển ngành sản xuất đầu vào, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản bền vững", Tiến sĩ Taiga chia sẻ trong Lễ ký kết giữa Mavin và Fish&Co.
Tiến sĩ Taiga, Bộ trưởng Bộ Chăn nuôi và Thủy sản Cameroon (giữa)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.