Máy bay chiến đấu trở nên 'vô dụng' tại chiến trường Ukraine: Điềm báo xấu cho quân đội Mỹ

Hồng Ngọc Thứ sáu, ngày 17/03/2023 09:37 AM (GMT+7)
Sau một năm giao tranh, cả lực lượng không quân Nga và Ukraine đều chưa thể kiểm soát bầu trời Ukraine. Các quan chức Không quân Mỹ cho biết điều đó đã hạn chế nghiêm trọng vai trò của các máy bay chiến đấu và đây cũng là dự báo những gì quân đội Mỹ có thể phải đối mặt trong tương lai, theo Business Insider.
Bình luận 0
Máy bay chiến đấu trở nên 'vô dụng' tại chiến trường Ukraine: Điềm báo xấu cho quân đội Mỹ - Ảnh 1.

Máy bay cường kích Su-25 của Ukraine bay thấp trên khu vực Donetsk vào tháng 6/2022. Ảnh Scott Olson/Getty

Trong khi máy bay Nga và Ukraine vẫn đang hoạt động, hệ thống vũ khí phòng không của mỗi bên như S-300 hoặc các tên lửa vác vai mới hơn như Stinger do Mỹ sản xuất - đã buộc hai nước phải thực hiện các điều chỉnh chiến thuật, chẳng hạn như phóng tên lửa kém chính xác từ tầm xa thay vì gửi máy bay để hỗ trợ trên không ở khu vực tiền tuyến.

Theo Tướng James Hecker, chỉ huy Lực lượng Không quân Mỹ tại Châu Âu, ước tính Ukraine đã mất hơn 60 máy bay và Nga đã mất hơn 70 máy bay. Vào ngày 06/03, tại hội nghị chuyên đề của Hiệp hội Lực lượng Hàng không và Vũ trụ, Hecker nói rằng lực lượng không quân của Nga vẫn có các máy bay chiến đấu để tham chiến như Ukraine.

"Vấn đề là sự thành công của cả Nga và Ukraine trong việc tích hợp hệ thống phòng không và tên lửa đã khiến phần lớn những chiếc máy bay đó trở nên vô dụng. Chúng không làm được gì nhiều do không thể bay qua và yểm trợ tầm gần." Hecker nói.

Các cảm biến và tên lửa tầm xa cho phép máy bay Nga nhắm mục tiêu vào máy bay Ukraine phía sau chiến tuyến, hạn chế hơn nữa các hoạt động của Ukraine. Tuy nhiên, máy bay phản lực của Ukraine tiếp tục tiến hành các cuộc phản công vào lực lượng Nga nhờ có vũ khí của Mỹ. 

Các tên lửa chống bức xạ do Mỹ cung cấp, được các kỹ sư Mỹ thiết kế để hoạt động với các máy bay do Liên Xô thiết kế của Ukraine, cho phép các phi công Ukraine nhắm mục tiêu vào các radar và khẩu đội phòng không của Nga. Với các bộ dụng cụ do Mỹ sản xuất gần đây, các máy bay phản lực của Ukraine giờ có thể phóng bom trọng lực xa hơn .

Sử dụng những vũ khí đó và các khí tài khác, lực lượng không quân Ukraine có thể thực hiện "một vài cuộc tấn công mỗi ngày" ở phạm vi "xa hơn một chút so với bệ phóng tên lửa HIMARS, nhưng không thực sự quá xa như dự tính," Hecker nói.

Theo Tướng Charles Brown, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Mỹ, việc thiếu hỗ trợ trên không của quân đội Nga và Ukraine, cùng sự dày đặc của vũ khí phòng không là một sự khác biệt so với những gì quân đội Mỹ  phải đối mặt trong các cuộc chiến gần đây.

Tại hội nghị chuyên đề vào ngày 7/3, Brown cho rằng: “Chúng tôi không thể dự đoán tương lai về môi trường và điều kiện chiến đấu, nhưng tôi hoàn toàn mong đợi nó sẽ gây khó khăn hơn nhiều. Có thể chúng tôi sẽ hỗ trợ ít hơn so với những gì chúng tôi đã làm trong quá khứ, điển hình là ở Trung Đông, bởi vì tại môi trường đó, chúng tôi không có các mối đe dọa từ trên không hay đất đối không".

Máy bay chiến đấu trở nên 'vô dụng' tại chiến trường Ukraine: Điềm báo xấu cho quân đội Mỹ - Ảnh 2.

Một chiếc A-10 trên bầu trời Afghanistan vào tháng 02/2011. Ảnh của Lực lượng Không quân

Môi trường cạnh tranh hơn

Kể từ khi đảm nhận vị trí sĩ quan của Lực lượng Không quân vào tháng 08/2020, Brown đã nhấn mạnh rằng các chiến trường trong tương lai sẽ phức tạp hơn và nguy hiểm hơn đối với Lực lượng Không quân Mỹ.

Một sáng kiến đặc trưng của Brown, "Tăng tốc thay đổi hoặc thua cuộc", đã tìm cách thay thế máy bay và các khía cạnh khác không phù hợp với môi trường của trận chiến, bao gồm việc thay thế A-10 Thunderbolt, một máy bay cường kích được thiết kế vào những năm 1970 dành riêng cho các nhiệm vụ yểm trợ tầm gần.

Quốc hội Mỹ từ lâu đã phản đối việc dừng sử dụng máy bay A-10 mà không có giải pháp thay thế. Dẫu vậy, các nhà lập pháp vẫn đồng ý cho phép Lực lượng Không quân “cất kho” 21 chiếc máy bay phản lực vào năm 2023. Dự kiến, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch cho 260 chiếc còn lại “nghỉ hưu” sớm những năm 2030, nhưng Brown cho rằng điều này còn có thể xảy ra nhanh hơn, nói rằng các máy bay phản lực "có thể" sẽ "hết hàng" trong vòng 5 đến 6 năm tới.

Mặc dù A-10 được nhận định là yếu thế hơn so với các vũ khí phòng không hiện đại, nhưng các chuyên gia và nhà quan sát đã bày tỏ sự nghi ngờ về việc liệu các máy bay phản lực khác có thể thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ tầm gần tương tự như Thunderbolt. Việc giảm rõ ràng các yêu cầu huấn luyện cũng làm dấy lên lo ngại về kỹ năng hỗ trợ cận chiến đang bị hao mòn của các phi công Mỹ.

Tướng Mark Kelly, người giám sát việc đào tạo phi công chiến đấu của Mỹ, cho biết cách Lực lượng Không quân tiến hành hỗ trợ trên không (CAS) có thể sẽ được thay đổi. “Chúng tôi phải làm khác đi một chút. Vì vậy, chúng tôi sẽ tích hợp thêm các cảm biến và hệ thống vũ khí” để hỗ trợ quân đội trong chiến đấu", Tướng Kelly nói.

Kelly đã so sánh cuộc giao tranh ở Ukraine giống như Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, được tiến hành bởi một chiến dịch không kích kéo dài sáu tuần do Mỹ lãnh đạo nhằm tiêu diệt máy bay và hệ thống phòng không của Iraq. Sự so sánh trên là do trong những tháng gần đây, cuộc chiến đã biến thành một trận đấu pháo với thương vong nặng nề cho cả hai bên "bởi không ai có thể thiết lập được ưu thế trên không và không ai có thể thực hiện cuộc triệt phá phòng không."

Kelly cho biết Lực lượng Không quân Mỹ cần thực hiện các nhiệm vụ đó "vào thời gian và địa điểm" xác định để ngăn chặn các lực lượng mặt đất của Mỹ gặp phải những tổn thất như vậy.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem