Mê đắm sắc xanh hồ axit đoạt mạng người dễ như "trở bàn tay"

Thứ năm, ngày 21/09/2017 16:00 PM (GMT+7)
Hồ axit Kawah Ijen được mệnh danh “cốc axit khổng lồ của tự nhiên” có sắc xanh kỳ vĩ tuyệt đẹp, nhưng cũng có thể đoạt mạng người dễ như không.
Bình luận 0

img

Hồ axit Kawah Ijen thuộc khu vực núi lửa Ijen, nằm giữa cao nguyên Bondowoso và Banyuwangi (phía đông đảo Java, Indonesia) sở hữu sắc xanh đẹp tuyệt mỹ, có thể hớp hồn người xem ngay từ những cảnh sắc đầu tiên.

img

Thế nhưng "đẹp mà độc", hồ Kawah Ijen được mệnh danh “cốc axit khổng lồ của tự nhiên”, cùng với các khu vực lân cận hợp thành một quần thể hồ núi lửa rộng tới 45 hecta. Trong hồ chứa tới 36 triệu m3 nước axit, mặt hồ có màu xanh nhưng lúc nào cũng được bao phủ bởi một làn khói trắng đậm đặc, tạo một cảm giác ngột ngạt. Không khí tại khu vực này cũng khắc nghiệt không kém bởi lúc hơi axit có mùi trứng thối (mùi của hợp chất lưu huỳnh - H2S), nồng độ axit tại đây cao là vì ngay cạnh đó là một mỏ lưu huỳnh khổng lồ.img

Cảnh sắc không thể nào đẹp hơn khi nhìn từ trên miệng núi lửa.

img

Kawah ljen vốn là một ngọn núi lửa, hình thành từ khoảng 3.500 năm trước và hiện vẫn còn đang hoạt động, nơi đây chứa đầy lưu huỳnh nóng chảy.

img

Không ít khách du lịch và nhiếp ảnh gia đã mạo hiểm đến Kawah ljen để tham quan và sáng tác những bức ảnh đẹp mắt và kỳ lạ.

img

Hàng ngày, có hàng trăm du khách leo lên núi lửa Ijen để xem ngọn lửa xanh phát ra từ mỏ quặng lưu huỳnh, ngắm bình minh từ từ xuất hiện giữa làn sương mờ đặc, và đắm chìm trong màu xanh ngọc bích huyền ảo của hồ axit nằm lọt thỏm trong miệng núi.

img

Hồ axit đẹp ma mị nằm giữa miệng núi lửa kỳ ảo nhất đất nước vạn đảo.

img

Đây là một nơi vừa nên thơ, vừa hùng vĩ, nhưng cũng đầy bí ẩn với du khách và ngay cả với người dân địa phương.

img

Trong miệng núi lửa Ijen, ngay cạnh hồ a-xít, nơi những ngọn lửa xanh do lưu huỳnh bị đốt cháy không ngừng phun lên, là một mỏ lưu hình kết tủa. Người ta đã tạo các đường ống để dẫn khí từ lòng núi lửa tạo nên sự ngưng tụ của lưu huỳnh nóng chảy. Từ màu đỏ khi bị nung chảy, lưu huỳnh chảy qua các đường ống rồi kết thúc ở những hố nhỏ trên bề mặt miệng núi lửa, rồi biến thành màu vàng sậm khi nguội.

Lưu Thoa (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem