1. Nhu cầu và mong muốn Sự đối lập thường tạo nên sức hấp dẫn lớn, tuy nhiên tiền lại là một
ngoại lệ. Một anh chồng quen tiêu hoang lấy phải một cô vợ tiết kiệm,
hay cô vợ hoang toàng lại vớ phải anh chồng siêu kẹo, đó thực sự là thảm
họa.
Hầu hết cuộc tranh cãi về tiền bạc liên quan đến sự khác nhau giữa nhu
cầu và mong muốn. Tại sao lại như vậy? Hãy nhớ rằng một thứ gì đó, với
người này là quan trọng nhưng với người kia lại không thế. Do đó, bạn
nên phân biệt mình cần gì và muốn gì để chi tiêu cho hợp lý.
2. Trách nhiệm Tại sao lại xảy ra các cuộc cãi nhau vì tiền? Câu trả lời mà hầu hết mọi
người đều nhận ra đó là khi ngân sách gia đình hao hụt đến cạn kiệt.
Các cặp vợ chồng sống chủ yếu dựa vào đồng lương kiếm được, khi lương
hết thì dù một khoản chi nhỏ nhất, chẳng hạn như tiền vệ sinh phí cũng
có thể châm lửa cho những căng thẳng vì tiền. Trong khi đó, cuộc sống
gia đình có cả "mớ" việc cần chi tiêu mỗi tháng, từ tiền điện, tiền
nước, tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền đóng học cho con...
Với những gia đình túng thiếu hoặc phải chạy ăn từng bữa thì mâu thuẫn
bắt nguồn từ tiền luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Nếu bạn
là người giữ kinh tế trong gia đình thì đôi lúc cũng nên hoán đổi vị trí
cho nửa còn lại của mình để người ấy hiểu được hiện trạng thu nhập và
chi tiêu trong nhà như thế nào.
3. Công khaiĐã bao giờ bạn nói dối về tiền bạc để tránh một cuộc tranh cãi lớn sắp
xảy ra? Không hiếm người vợ vội vã giấu chồng các đơn hàng quần áo,
người chồng lại nói giảm đi giá thực của chiếc điện thoại mới mua khi bị
vợ tra vấn, rồi nhiều cặp vợ chồng có tài khoản riêng để bí mật giữ
những khoản thu nhập ngoài lương... Hãy nhớ rằng đây không phải cách ứng
xử đúng đắn đối với chuyện tiền bạc trong gia đình.
Thay vào đó, hãy luôn chia sẻ, nói chuyện cởi mở với người bạn đời của
mình rằng bạn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng, rằng số tiền đó đã "lưu
chuyển" thế nào. Ngay cả khi tiền bạc không phải vấn đề lớn đối với gia
đình bạn thì việc chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này cũng giúp hai người
tin tưởng, hiểu và đồng cảm với nhau hơn.
4. Thường xuyên tham khảo ý kiếnHãy cố gắng dành một khoảng thời gian ngắn mỗi tuần, mỗi tháng để bàn
với nhau về tài chính trong nhà. Có như thế, hai vợ chồng mới nắm được
điều kiện kinh tế gia đình mình, hoạch định cho những kế hoạch chi tiêu
quan trọng như mua nhà, mua xe hay sắm sửa những vật dụng mới...
Tuy nhiên, khi hai người đang có khúc mắc về tiền hay đang giận dỗi
nhau, chớ nên lôi chuyện tiền nong vào cuộc nói chuyện để châm ngòi cho
mâu thuẫn lớn. Nên chọn thời gian thích hợp và nói về chuyện tiền ngắn
thôi.
5. Thiết lập một số quy tắc về tiềnRất có thể là bạn và người bạn đời của mình có nhiều quan điểm khác nhau
khi nói đến tiền. Điều này là sự thật thì gia đình bạn càng phải thiết
lập những quy tắc chung về tiền.
Hỏi ý kiến nhau bất cứ khi nào chi tiêu quá 10 triệu đồng, tổng kết chi
tiêu hằng tháng, lập một quỹ tiết kiệm nhỏ cho những chuyến du lịch xa,
cho việc đổi chiếc xe mới hay mua một căn nhà trả góp... Đó là những gợi
ý nho nhỏ để cả hai vợ chồng luôn thoải mái với nhau về tiền bạc.
6. Đặt mục tiêu chung"Chồng sẽ làm gì nếu trúng xổ số 3 tỷ đồng?", "Vợ sẽ tiết kiệm lương thế
nào nếu hai vợ chồng không còn nợ tiền mua nhà nữa?"... Chẳng ai cấm
chúng ta mơ tưởng. Điều quan trọng là hãy dành một chút thời gian giữa
những bộn bề thường nhật để ước mơ và đặt mục tiêu chinh phục ước mơ đó.
Chia sẻ ước mơ với người bạn đời của mình, nhờ đó bạn mới có mục tiêu
chung để phấn đấu và sớm đạt được kết quả.
Thảo Trang (Dòng Đời) (Thảo Trang (Dòng Đời))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.