Để khắc phục vấn đề đó, bạn cần biết cách giải quyết nhanh gọn và hợp tình, hợp lý.
1. Biết lắng nghe
Ngay cả khi nghĩ rằng người đó vô lý, bạn vẫn nên dành thời gian để thực sự lắng nghe những gì họ đang nói và nhìn nhận quan điểm ấy một cách thận trọng.
Việc này có thể khó khăn nếu bạn không đồng tình, nhưng hành động cố gắng để hiểu và nghe đối phương chia sẻ có thể làm cho người kia cảm thấy ít nhất họ còn có ý nghĩa với bạn và được lắng nghe. Đây là một bước quan trọng để hướng đến một cuộc giao tiếp tích cực.
2. Tập trung vào các khía cạnh tích cực
Ngay cả khi người khác đang khiến bạn phát điên chăng nữa thì cũng có điểm nào đó ở đối phương làm bạn thích, đánh giá cao hoặc có thể cố gắng để hòa giải. Vì vậy, việc tập trung vào ưu điểm của người khác và những điều nhỏ nhặt mà bạn đánh giá cao sẽ giúp thay đổi suy nghĩ và cho phép bạn cởi mở hơn.
Biết lắng nghe là một kỹ năng cần có khi giải quyết mâu thuẫn (Ảnh minh họa)
3. Đấu tranh công bằng
Cố gắng giữ bình tĩnh và hợp lý nhất có thể trong quá trình tranh luận và tránh sử dụng các câu nói bắt đầu như “Anh/Em luôn luôn ...” hoặc “Anh/Em không bao giờ...”.
Bạn nên tập trung vào cảm giác của mình và chia sẻ cụ thể với đối tác về những gì bạn muốn xảy ra trong tương lai, thay vì tập trung trách móc hoặc kể lể, đổ lỗi cho những việc đã xảy ra trong quá khứ.
4. Xem xét tầm quan trọng của vấn đề
Hãy nhớ rằng tranh luận phải luôn có 2 người. Nếu bạn thấy rằng cuộc chiến sẽ không có kết quả khả quan và vấn đề định tranh luận ấy thực sự không quan trọng, tốt nhất bạn nên bỏ qua và để tiết kiệm thời gian cũng như năng lượng cho các vấn đề quan trọng hơn.
5. Nhận trách nhiệm
Hầu hết mọi người không muốn bị người khác nói họ đã sai, nhưng rất có thể đó là một giải pháp giúp cả hai nhìn nhận lại vấn đề.
Thay vì cố gắng đổ lỗi hoàn toàn cho người khác, bạn nên nhận một phần trách nhiệm trong việc gây ra các vấn đề và thực hiện các bước thích hợp để khắc phục những sai lầm ấy.
Mặc dù không thể kiểm soát hành vi của người khác, nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của bạn với điều đó.
6. Hành động trước
Thay vì mong muốn người khác sẽ làm điều gì đó tốt đẹp cho bạn, bạn nên hành động trước vì người khác.
Trong thực tế, mỗi ngày bạn nên tự hỏi “Tôi có thể làm gì hôm nay để giúp cho mối quan hệ của tôi hạnh phúc và bền vững?”.
Bạn nên nhớ ngay cả những điều nhỏ bé để cải thiện mối quan hệ cũng có thể mang lại ý nghĩa lớn về sau.
7. Định hướng mối quan hệ
Cả hai cần xác định những vấn đề cốt lõi đang hiện hữu và cố gắng vượt qua chúng để phá vỡ những suy nghĩ tiêu cực.
8. Tìm kiếm sự trợ giúp nếu cần thiết
Đôi khi, mâu thuẫn trong mối quan hệ tình cảm vượt quá tầm xử lý nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài. Vì thế, một chuyên gia tư vấn hoặc hòa giải viên có thể sẽ giúp người trong cuộc đánh giá vấn đề theo quan điểm khách quan, kìm chế “chiến sự” và biết cách kiểm soát tình huống.
Lưu ý:
• Tìm hiểu cách làm thế nào để thương lượng có tình, có lý. Nghiên cứu nghệ thuật đàm phán có thể hữu ích trong việc giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ của bạn.
• Biết khi nào nên dừng. Mặc dù điều này nên là phương sách cuối cùng sau khi tất cả các khả năng khác đã được thử nhưng đôi khi đó lại là cách duy nhất để khắc phục mâu thuẫn thay vì đặt dấu hết cho mối quan hệ.
N.M (VTV)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.