Mía ngọt, dễ trồng

Thứ ba, ngày 23/08/2011 04:21 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ở nước ta, mía hiện là cây duy nhất để chế biến lấy đường nên thường có giá trị kinh tế cao. Mía có thể sinh trưởng trong nhiệt độ từ 15 - 40 độ C, ẩm độ đất khoảng 50 - 80%, ánh sáng từ 2.000 - 3.000 giờ chiếu sáng.
Bình luận 0

Cây mía thích hợp với nhiều loại đất, có độ pH từ 5,5 - 7,5. Nếu trồng mía trên đất phèn hay đất nhiễm phèn phải bón vôi hoặc Dolomite để nâng pH và khử phèn. Đất có địa hình trũng hoặc có mực thủy cấp cao thì phải lên líp (luống). Còn đất trồng có tỷ lệ sét cao (> 65%) cần bón thêm phân hữu cơ trong mỗi vụ để tăng độ xốp đất.

img
Mía hiện đang là cây duy nhất để chế biến lấy đường ở nước ta có giá trị kinh tế cao.

Đất có tỷ lệ sét cao, nghèo dinh dưỡng muốn đảm bảo năng suất và chất lượng mía cần chú ý chế độ bón phân cân đối giữa hữu cơ với phân vô cơ, giữa 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K và giữa đa lượng với các nguyên tố trung và vi lượng.

Có 3 vụ trồng mía chính: Hè thu (trồng vào tháng 5 - 6 dương lịch), thu đông (tháng 8 - 9 dương lịch) và đông xuân (từ tháng 10 - 2 dương lịch). Mỗi vụ trồng có những ưu, khuyết điểm riêng. Như vụ hè thu có mưa đều, đủ nước giúp cây con phát triển tốt nhưng thời gian vươn lóng và tích lũy đường ngắn nên năng suất khó đạt cao. Nếu trồng vụ này nên chọn những giống mía vươn lóng nhanh, chín sớm như: ROC1; ROC16; VN84- 4137; R570.

Còn vụ thu đông có ưu điểm dễ chọn hom giống tốt và giá rẻ, thời gian sinh trưởng dài, dễ đạt năng suất cao, nhưng lại có mưa quá nhiều gây úng nước, cây chết và bị mất khoáng, giảm mật độ. Khắc phục hiện tượng này bằng cách đặt hom xiên 40 - 45o khi trồng. Vụ này thuận lợi để làm và nhân giống cho vụ mía sau, thích hợp với các giống mía dài ngày như: VN85-1427; VN85-1859; K84-200; ROC10.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng cho rằng, nhiệm vụ tập trung thời gian tới là hỗ trợ việc tổ chức liên kết nông dân, tập huấn gói kỹ thuật canh tác cho nông dân, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là thiết kế đồng ruộng phục vụ sản xuất quy mô lớn, gắn với phát triển nông thôn mới.

Ngược lại, vụ đông xuân lại trồng vào mùa khô hạn nên phải quy hoạch và bố trí trên các vùng đất có nguồn nước tưới chủ động, chọn nhóm giống chịu hạn... Tuy nhiên, nó lại có ưu điểm dễ chọn hom tốt, dồi dào, chủ yếu trồng bằng hom ngọn, giá rẻ, thời gian sinh trưởng dài nên năng suất cao hơn hẳn các vụ mía khác. Vụ này được coi là vụ chủ lực cần tập trung thâm canh cao để đạt hiệu quả kinh tế. Giống thích hợp cho vụ này là: VN84-4137; VN85-1427; VN85-1859, K84-200; ROC10; ; K95-156; KU60-1; KU00-1-61 và giống Suphanburi 7.

Khi trồng cần xác định mật độ cây thích hợp. Nếu chăm sóc bằng thủ công thì mật độ phù hợp là: Hàng x hàng = 0,9 - 1,0m, hom đặt nối liền hom, mỗi hom mía phải đạt có 3 mắt tốt, số lượng từ 36.000 - 40.000 hom/ha. Nếu chăm sóc bằng cơ giới thì nên bố trí trồng hàng kép, hàng x hàng = 0,4m, hom nối liền nhau, hàng kép cách nhau 1m.

(Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón & Môi trường phía Nam) 
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem