Miền sơn cước
-
Vào thời điểm 8-10 (âm lịch), dế mèn bắt đầu vào mùa sinh sản, người dân xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, đi bắt dế về chế biến làm thực phẩm, hoặc đem bán 2.000 đồng một con.
-
Dùng nhíp loại bỏ màng bảo vệ nhộng ong, nhẹ nhàng gắp từng con nhộng ra, người thợ dùng tăm nhọn đâm giữa thân lấy phần ruột. Nhộng ong kích thước nhỏ, người làm phải rất khéo kéo, mới có thể lấy ruột của chúng ra 1 cách đầy đủ, con nhộng được nguyên vẹn, không nát. Sau khi sơ chế, nhộng ong bán với giá 500.000 – 600.000/kg.
-
Mùa này, các cánh rừng ở các huyện miền núi Hà Tĩnh, các loài ong vò vẽ, ong chần, những loài ong cực độc, được xem là "ong tử thần", bắt đầu vào mùa xây tổ, sinh sản. Đây cũng là thời điểm, những thợ săn ong liều mình để bắt sống cả tổ.
-
Tháng 7-9 (ÂL) hàng năm là thời gian sinh sản của những chú dế mèn. Đây là thời điểm người dân xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) mang dụng cụ đi săn những con dế béo tròn, bụng chứa đầy trứng béo ngậy.
-
Lúc nông nhàn, những phụ nữ luống tuổi khu Bến Thân (xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) lại đeo gùi, vượt núi, băng rừng "săn" chuối rừng để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
-
Khách du lịch muốn ngắm những thửa ruộng bậc thang, con nước miền sơn cước không cần phải đi đến những vùng đất Tây Bắc xa xôi, chỉ cần tới Pù Luông (Thanh Hóa) là đã có thể thưởng ngoạn và hòa cùng cuộc sống yên bình của đồng bào dân tộc miền núi.
-
Ăn theo các cơn "sốt đất" nền vùng ven đô, không ít "cò đất" dùng chiêu thức "mua tận gốc, bán tận ngọn" thu lãi vài trăm triệu đồng, trong khi đó nhiều người mua nếu không tìm hiểu kỹ có thể hứng chịu thiệt hại vì giá đất ảo.
-
Trước khi trở thành “thần đèn”, Phạm Phú Hiển từng làm nghề y, nhưng do đam mê ánh sáng thích nghiên cứu công nghệ nên Hiển từ bỏ nghề y để về bắt mạch điện sáng chế các loại bóng đèn Led, đèn sử dụng năng lượng mặt trời.
-
Nhiều năm qua, chàng thanh niên An Giang chạy xe ôm với dáng người nhỏ thó vẫn tận tâm, hết mình với công việc thiện nguyện mặc những lời khen chê.
-
Ốc đá còn gọi là ốc suối, người Cơ-tu gọi là Apuối (hay M’đốc), là loài nhuyễn thể sinh sống ở các con khe, con suối, đu bám nơi có đá có nước trong xanh. Ốc đá sống nhiều ở các con suối mát trên thượng nguồn vùng núi rừng Trường Sơn miền Tây xứ Quảng (Quảng Nam).