Miền sơn cước
-
Về huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong những ngày hè tháng 5 chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay rõ rệt từ diện mạo nông thôn đến đời sống của người dân nơi đây. Đó là thành quả của sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
-
Ông Phàng A Của, xã Xuân Nha (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) đang sở hữu đàn trâu lớn nhất xã. Sau nhiều năm gây dựng, ông đã trở thành "Vua" nuôi trâu nơi miền sơn cước.
-
Bằng những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tuổi trẻ Hương Sơn đã chứng minh vai trò xung kích, tiên phong, sáng tạo trong thời kỳ mới. Mô hình của thanh niên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần tích cực trong việc giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.
-
Nằm gọn trong thung lũng Bắc Sơn và được bao bọc bởi những cánh đồng lúa xanh mướt, từ lâu đồng bào dân tộc Tày thôn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã gắn bó với nghề làm ngói thủ công truyền thống.
-
Mùa mưa, măng rừng mọc vô số kể với nhiều loại như măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc…Các loại măng này có thể chế biến thành nhiều món ăn, nhưng có lẽ ngon nhất, đậm đà bản sắc vùng núi là món thịt kho măng rừng.
-
Khi nhiệt độ xuống tới 2-3 độ C, sương muối bám trên hầu hết cây cỏ, vách núi, người vùng cao chẳng mấy khi ra khỏi nhà. Cả nhà ngồi quanh đống lửa giữa nhà, chén rượu được rót ra rồi "chồng một chén, vợ một chén".
-
Giống bò u ở miền sơn cước huyện Bảo Lâm, Cao Bằng không chỉ nổi tiếng cày rẫy khỏe mà khi xung trận nó còn có những miếng đánh độc đáo. Mỗi dịp tết đến xuân về, đồng bào ở nơi đây lại nô nức bước vào lễ hội chọi bò.
-
Mới đặt chân đến Trường Tiểu học Nà Đon, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng, chúng tôi đã xót xa khi trông thấy cảnh hàng trăm đứa trẻ chân không giày dép, co ro trong chiếc áo mỏng để ngồi học giữa trời đông giá rét nơi miền sơn cước.
-
Xôi đen có độ dẻo ngon của gạo nếp, hương thơm thoang thoảng từ nhựa lá sau sau đang độ đâm chồi nảy lộc, thường được ngươi dân tộc Nùng làm mỗi năm đến tết Thanh Minh.
-
(Dân Việt) - Như bao thanh niên ở miền sơn cước này quanh năm lên nương, vào rừng giúp gia đình kiếm cái ăn, tôi chỉ học để biết đọc, biết viết. Đàn ông người Mông thường bắt vợ từ tuổi 15, nhưng tôi 18 tuổi mới thành con rể.