Trong khi nhiều người bắt đầu đi chơi, chúc Tết thì những người bán bóng bay ở Hồ Gươm vẫn miệt mài mưu sinh.
Với quan niệm “Đầu năm mua muối” nên khi bước sang dịp năm mới, Hằng (quê Mê Linh, Hà Nội) tranh thủ đi bán muối để phục vụ nhu cầu của người dân.
Một cụ bà ngồi bán muối và phong bao lì xì bên Hồ Gươm sau thời khắc giao thừa.
Mua muối đầu năm để lấy may, nhiều người nước ngoài ở Việt Nam lâu cũng biết phong tục này nên họ mua muối dịp đầu năm mới.
Hai bạn trẻ đứng bán cành lộc, đó là những cành khế trĩu quả với mong muốn một năm mới đủ đầy.
Những cành tầm xuân cũng được bày bán ở ven Hồ Gươm với ý nghĩa phát tài phát lộc cho người mua.
Xin chữ đầu năm đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Việt.
Ký họa chân dung bên Hồ Gươm. Năm nay, lượng người đổ về hồ ít hơn nên các thợ vẽ không đắt khách.
Khắc dấu, móc chìa khóa, chữ theo yêu cầu với giá 30.000 đồng một sản phẩm.
Những người lái xích lô vẫn tranh thủ tìm khách sau đêm giao thừa.
Một chiếc xe lưu động bán đồ ăn nhanh và cà phê phục vụ người dân sau khi đi dạo Hồ Gươm sau giao thừa.
Các cửa hàng bún miến, nộm thịt bò trên phố Đinh Tiên Hoàng, phố Hoàn Kiếm vẫn hoạt động sau 00h đêm để phục vụ thực khách đi đón giao thừa.
Những chiếc kẹo quấn bằng tơ đường vẫn xuất hiện sau thời khắc sang năm mới.
Hơn 1 giờ sáng mùng 1 Tết, kem Thủy Tạ vẫn mở cửa để phục vụ người dân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.