Mô hình tôm lúa
-
Nếu trước đây, các địa phương có thế mạnh chỉ sản xuất chuyên lúa và vùng sản xuất chuyên tôm thì mô hình sản xuất lúa - tôm (trồng lúa kết hợp nuôi tôm) áp dụng rộng rãi hiện nay đã mở ra một hướng phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp Bạc Liêu trong điều kiện biến đổi khí hậu đang trở thành nguy cơ thách thức.
-
Để khắc phục tình trạng xâm nhập mặn, anh nông dân ở Hậu Giang phát triển mô hình tôm - lúa (luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa trong năm). Tiền kiếm được từ mô hình, anh mua thêm 3ha đất, nâng tổng diện tích của gia đình lên 4,5ha.
-
Từ vùng đất nhiễm phèn mặn chỉ trồng được lúa mùa một vụ trong năm, người dân ĐBSCL phát triển thành mô hình tôm - lúa độc đáo, chỉ có ở Việt Nam.
-
Ông Mai Văn Quốc, nông dân nuôi tôm-lúa ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) đã áp dụng giải pháp ngâm ủ lúa mọc mộng (lúa mọc mầm) làm thức ăn bổ sung cho tôm nuôi, mang lại kết quả hết sức khả quan và được ngành chuyên môn đánh giá cao, khuyến cáo nông dân áp dụng.
-
Tỉnh Cà Mau có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm. Thời gian qua, nhờ chú trọng liên kết mà nông dân thực hiện các mô hình nuôi tôm sinh thái như tôm - lúa, nuôi tôm dưới tán rừng đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp xu thế phát triển.
-
Theo nhóm tác giả loạt bài: "Nâng tầm lúa thơm, tôm sạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long" của báo Bạc Liêu, Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam cần tiếp tục được tổ chức và mở rộng hơn nữa, với mục tiêu làm thay đổi nhận thức, tư duy của người nông dân.
-
Phát triển “nuôi tôm ôm cây lúa” theo hướng hữu cơ, truy xuất dấu chân carbon trong chuỗi giá trị tôm và chuỗi giá trị lúa gạo đã chứng minh giảm phát thải khí nhà kính gần chạm đến ngưỡng “Net Zero”…
-
Cách đây hơn 20 năm, chuyện người nông dân vùng ĐBSCL kéo nhau “dẫn mặn nhập điền” trở thành vấn đề thời sự nóng hổi. Vậy mà sau vài năm chuyển đổi sản xuất, bắt con tôm “kết duyên” cùng cây lúa, thu nhập của người nông dân tăng hơn cả chục lần so với độc canh cây lúa.
-
Tôm càng xanh là loài thủy sản dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, ít tốn chi phí đầu tư và giá trị kinh tế khá cao. Vì vậy, người dân vùng chuyên canh “tôm - lúa” của xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) phát triển nuôi tôm càng xanh xen trong ruộng lúa và nuôi luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa.
-
Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thực hiện điều tra, đánh giá các mối liên kết ngang, liên kết dọc theo các phương thức nuôi tôm nước lợ (tôm - lúa, tôm - rừng); xây dựng các giải pháp tổ chức, quản lý liên kết sản xuất tôm - lúa, tôm - rừng...