Được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1940 tại vùng đông bắc nước Nga, mỏ vàng Kupol ở Siberia là 1 trong những nơi có trữ lượng vàng dồi dào hiếm có. Tuy nhiên, dù ở đây “vớ bừa cũng thấy vàng”, vẫn hiếm có ai dám vào mỏ kim loại quý này để tìm kiếm cơ hội làm giàu nhanh chóng.
Hóa ra, nguyên nhân bắt nguồn từ chính vị trí đặc biệt và môi trường khai thác vô cùng khắc nghiệt tại mỏ vàng Kupol. Mỏ này nằm ở nơi cao nhất của nước Nga nói riêng và cao nhất lục địa Âu - Á nói chung. Thành phố gần nhất cũng cách mỏ tới 200 km, đường nối liền giữa mỏ và thành phố là đường núi tuyết phủ gần như quanh năm. Ở một số nơi, tuyết có thể phủ dày lên tới nửa mét. Nhiệt độ ở đây cũng thuộc hàng khắc nghiệt nhất thế giới, có lúc xuống dưới -50 độ C.
Do đó, dù được phát hiện từ năm 1940 nhưng cho tới năm 2008 mỏ Kupol mới bắt đầu được đưa vào khai thác. Hiện tại, trong mỏ chỉ có gần 1.000 thợ mỏ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Những người thợ này không được nghỉ ngơi vào cuối tuần, thường xuyên phải làm việc 12 tiếng/ngày. Thời gian làm việc của họ cũng rất đặc biệt - làm liên tục trong 2 tháng và sau đó nghỉ ngơi trong 2 tháng. Ngoài ra, nếu muốn rời khỏi khu mỏ để tới thành phố gần nhất, họ phải di chuyển bằng máy bay.
May mắn thay, sau khi chính phủ Nga tiếp quản mỏ vàng Kupol, những người thợ mỏ đã được cung cấp thêm các công cụ khai thác hiện đại và chế độ phúc lợi chất lượng cao nhằm hỗ trợ quá trình khai thác diễn ra suôn sẻ, hiệu quả hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.