Mới đầu năm học, trẻ đã hoại tử tai vì pin đồ chơi

Quốc Hải Thứ năm, ngày 05/09/2019 13:43 PM (GMT+7)
Người nhà của trẻ cho biết, bé nhét 2 viên pin điện tử vào trong tai phải, 1 viên đã được cô giáo lấy ra ngay tại trường, 1 viên không lấy được nên chuyển bé đến bệnh viện địa phương lấy ra nhưng thất bại.
Bình luận 0

Sáng 5/9, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đã có buổi chia sẻ về tác hại của pin đồ chơi (pin điện tử, pin cúc áo) khi rơi vào tầm tay của trẻ.

Cụ thể, bé T.Th.Đ (5 tuổi, ngụ Bình Thuận), nhập viện vào ngày 30/8 vì có dị vật trong tai phải. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện ống tai phải cháu Đ bị nề, nhiều mô bị hoại tử, khó quan sát.

img

Bé Đ đang được các bác sĩ khám (Ảnh: BVCC)

Kết quả CT scan cho thấy, trong tai bé có dị vật kích thước 8mm ở ống tai - hòm nhĩ phải. Sau quá trình hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM phát hiện có dị vật là pin điện tử, các mô xung quanh ống tai bị hoại tử. Kiểm tra đánh giá cho thấy, màng nhĩ thủng rộng sát rìa, phần cán búa trong tai bị hoại tử một phần.

Sau khi lấy ra dị vật, các bác sĩ tiến hành bơm rửa mô hoại tử, chích kháng sinh và chăm sóc cho bé. 2 ngày sau, tai bé Đ đã khô, hết chảy dịch.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy, Trưởng khoa Nhi tổng hợp cho biết, trường hợp bé Đ chắc chắn phải theo dõi và phẫu thuật lại mới có thính lực như bình thường. Trước mắt, bé Đ được theo dõi từ 3-6 tháng rồi tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ.

“Qua đây, tôi cũng cảnh báo các bậc phụ huynh phải cẩn thận khi cho các bé chơi đồ chơi, nhất là đồ chơi điện tử Trung Quốc vì sẽ có pin điện tử, chẳng may bé nuốt vào hoặc nhét vào lỗ mũi, lỗ tai thì cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời”, bác sĩ Thúy khuyến cáo.

Theo bác sĩ Thúy, có nhiều trường hợp bé nhét pin điện tử vào lỗ mũi, chỉ sau vài giờ bé bị hoại tử và phải rửa đi rửa lại những chỗ hoại tử đó hàng chục lần, rất đau đớn. Để lâu trên 24h thì có thể nguy hiểm đến tính mạng bé. Do đó, khi bé nhét pin điện tử vào mũi, miệng hay lỗ tai thì tốt nhất là đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng gần nhất để kịp thời cấp cứu cho các bé.

img

Bé Đ đang dần hồi phục nhưng vẫn tiếp tục được theo dõi từ 3-6 tháng (Ảnh: Quốc Hải)

Bác sĩ Trần Phan Chung Thuỷ, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, pin điện tử có kích thước nhỏ, trẻ dễ nhầm là kẹo và bỏ vào miệng, tai, mũi. Nếu pin bị kẹt lại, nó sẽ tạo ra một dòng điện khi tiếp xúc với niêm mạc, từ đó hình thành các xút vảy (natri hydroxit) gây ra những vết bỏng nặng.

"Ngay cả khi pin đã được lấy ra khỏi cơ thể, chỗ bị pin kẹt lại vẫn có thể gây ra vết thương nghiêm trọng và gây bỏng. Nên nhớ, một cuộc thí nghiệm trên bánh hotdog cho thấy pin điện tử đã đốt cháy và làm tan bánh chỉ trong 3 giờ, rất nguy hiểm nếu kẹt lại trong cơ thể bé”, bác sĩ Chung Thủy nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem