Mỗi huyện ở TP.HCM có ít nhất 1 sản phẩm du lịch nông thôn

Trần Hà Anh Thứ bảy, ngày 16/11/2024 08:23 AM (GMT+7)
Sở Du lịch TP.HCM đang tham mưu TP.HCM thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có việc mỗi huyện trên địa bàn TP có ít nhất 1 sản phẩm du lịch nông thôn, nông nghiệp.
Bình luận 0

Sở Du lịch dự kiến một số mục tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025, như mỗi huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ vận dụng tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông thôn, nông nghiệp xây dựng ít nhất từ 1 sản phẩm/điểm du lịch nông nghiệp, sinh thái gắn với phát huy giá trị văn hóa, cộng đồng trong không gian nông nghiệp, nông thôn.

Mỗi huyện ở TP.HCM có 1 sản phẩm du lịch nông thôn  - Ảnh 1.

TP.HCM phấn đấu có 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch. Ảnh: Du khách trải nghiệm làm bánh tráng tại Làng bánh tráng Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Ảnh: T.Đ

50% sản phẩm du lịch nông thôn, nông nghiệp đạt OCOP 3 sao

Theo đó, đến năm 2025, TP.HCM phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn được công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, xây dựng 2 - 3 mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn, nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 100% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số; phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch;

TP.HCM cũng phấn đấu có 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ, mỗi điểm du lịch có ít nhất 1 nhân viên thành thạo ngoại ngữ; xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm, điểm du lịch nông thôn và tiếp tục cập nhật bản đồ sản phẩm OCOP gắn với du lịch TP.HCM.

Triển khai giai đoạn 2 mô hình du lịch nông thôn, cộng đồng ở Thiềng Liềng

TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với sinh thái tại ấp Thiềng Liềng (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ) giai đoạn 2 nhằm tăng khả năng tiếp cận và nâng chất sản phẩm du lịch cộng đồng trong không gian sinh thái nông nghiệp, tôn vinh và giới thiệu nét đẹp của nông dân và làng nghề truyền thống đến khách du lịch.

Mỗi huyện ở TP.HCM có 1 sản phẩm du lịch nông thôn  - Ảnh 2.

Du khách thăm quan cánh đổng muối tại mô hình du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng. Ảnh: T.Đ

Thay vì giai đoạn 1 chỉ phát triển du lịch dựa vào những tài nguyên mà các hộ dân có sẵn, giai đoạn 2 có thêm nhiều hoạt động, trải nghiệm mang tính phổ biến, tiếp cận được nhiều du khách hơn. Trong đó đề cao vai trò của rừng và môi trường - một điểm mạnh của Cần Giờ.

Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết, trong giai đoạn 2 sẽ gia tăng sự trải nghiệm cho du khách và kéo dài thời gian lưu trú. Điều này phải vận động bà con xây dựng thêm homestay Hoàng Tử Nhím, homestay view sông Ba Huyền, không gian hội tụ Út Ngọc... Đặc biệt, mở rộng không gian du lịch cộng đồng đến khu vực núi Giồng Chùa, hộ giữ rừng Út Đẹp.

"Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, chúng tôi đã nâng tổng số điểm đến từ 16 ở giai đoạn 1 lên thành 24 điểm đến", bà Hiếu thông tin.

Theo Giám đốc HTX nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch Thiềng Liềng Nguyễn Thị Bạch Tuyết, đơn vị thực hiện mô hình du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng, du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem