Với niềm đam mê nông nghiệp từ nhỏ, gia đình chị Như đã bắt đầu tìm hiểu và đầu tư vào trồng 700 cây xoài theo phương pháp hữu cơ. Cách đây 4 năm, chị Như quyết định bỏ nghề buôn bán trái cây vì cảm thấy cạnh tranh, phức tạp, đặc biệt là không biết hoa quả mình bán có đảm bảo chất lượng hay không. Cùng với niềm đam mê nông nghiệp “cháy bỏng” từ chồng, anh chị đã mua đất để trồng cây.
Thời điểm đó, gia đình chị quyết định trồng xoài hữu cơ với mong muốn đem lại giá trị cho mọi người, mang đến trái cây an toàn và tốt cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, chị phải nhờ bạn bè giúp đỡ chọn giống cây từ nơi uy tín nhất.
Vợ chồng chị Như trồng xoài theo phương pháp hữu cơ với mong muốn đem đến cho người dân loại quả sạch, an toàn cho sức khỏe.
Chị kể: “Khi mới bước chân vào trồng xoài hữu cơ, tôi nhận được giúp đỡ của rất nhiều người. Họ giúp tôi mua giống, còn chia sẻ cách chăm sóc, kỹ thuật trồng cây theo phương pháp hữu cơ...”.
Dù đã tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của nhiều người, gia đình chị Như vẫn gặp thất bại vì nhiều quả không đảm bảo chất lượng, ra quả không đúng mùa Tết và giá thành bán ra không cao hơn loại xoài thông thường khác.
“Sau 3 năm thất bại, đến năm nay, vợ chồng tôi mới có chút thành quả. Cây cho ra quả sai hơn, tỷ lệ quả không đạt yêu cầu thấp đi và giá thành cao hơn rất nhiều so với những năm trước...”, chị chia sẻ.
Theo đó, chị dự tính sẽ thu hoạch được 5-10 tấn quả xoài hữu cơ, tính đến hết tháng 1 Âm lịch. Hiện, chị đã thu hoạch được 2 tấn quả để xuất bán cho công ty, thương lái đến tận vườn tìm mua. Giá bán trong thời điểm hiện tại là 30.000 đồng/kg tại vườn, còn khi đến tay người tiêu dùng, xoài hữu cơ nhà chị được bán với giá lên đến 60.000 – 70.000 đồng/kg. Giá cao gấp 2-3 lần các loại xoài thông thường
Mỗi quả nặng từ 1-2 kg.
Chị Như chia sẻ thêm những quả xoài hữu cơ nhà chị được nhiều công ty liên hệ ký hợp đồng để bán cho họ. Tuy nhiên, chị chỉ dám ký kết với một công ty, còn lại vẫn từ chối vì sợ sản phẩm không đủ để bán cho họ. Ngoài ra, chị còn bán cho các thương lái đến tận vườn thu mua hoặc liên hệ đặt hàng chị sẽ gửi đi.
“Khó khăn lớn nhất bây giờ gặp phải là đầu ra của sản phẩm lỗi. Những quả bị lỗi như: có vết chích của côn trùng, xước do va đập vào cành... đều không bán được. Tôi phải ngồi chợ bán lẻ cho người dân trong vùng”, chị cho hay.
Chia sẻ thêm về các chăm sóc xoài hữu cơ, chị Như cho biết để có đạt được thành quả như hôm nay vợ chồng chị đã phải dành rất nhiều công sức và tâm huyết. Mỗi buổi sáng sớm, vợ chồng chị Như lại tưới dinh dưỡng cho cây, bắt sâu hàng ngày. Đặc biệt, khi quả còn nhỏ, vợ chồng chị đã phải bao bọc và kiểm soát các quả bị lỗi để cắt bỏ đi...
Công việc dọn cỏ, theo dõi sâu bệnh cũng là cả một quá trình vất vả. “Mỗi ngày, chúng tôi đều phải ở vườn để chăm sóc. Bởi mọi việc đều làm thủ công, không sử dụng thuốc hóa học nên mất nhiều thời gian. Và cũng muốn quả xoài chất lượng và an toàn nhất, gia đình tôi không thuê thêm người nào, tự 2 vợ chồng làm hết mọi thứ nên khá vất vả”, chị nói.
Khách hàng đặt mua, xoài mới được hái xuống khỏi cây nên vẫn đảm bảo tươi ngon.
Không chỉ thế, xoài trồng theo phương pháp hữu cơ rất dài ngày. Theo chị, xoài trồng có sử dụng thuốc hóa học sẽ cho thu hoạch sớm hơn, chỉ khoảng 3 tháng tính từ ngày ra quả nhỏ. Nhưng với xoài hữu cơ, vợ chồng chị phải chăm sóc từ 5-6 tháng mới có thể thu hoạch được.
Thời gian tới, vợ chồng chị dự định sẽ trồng thêm 4ha xoài hữu cơ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, chị vẫn gặp khó khăn trong việc tìm được một kỹ thuật giỏi để cắt cành nhân giống. Chị cho hay: “Vì giống xoài nhà tôi ăn ngon, giòn và có vị đặc trưng nên tôi muốn nhân giống ra, chứ không muốn mua ngoài. Đặc biệt, quả nhìn nhỏ nhưng rất nặng, mỗi quả có trọng lượng 1-2kg, hạt lép. Khi nào tìm được, tôi bắt đầu mở rộng diện tích trồng”.
Loại dưa hấu này được người dân miền Nam rất ưa chuộng để thờ cúng dịp Tết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.