Món đặc sản
-
Đồng bào miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có câu: “Rau ranh, ốc đá/ Là cá nậu nguồn”. Vì xa biển nên loại thực phẩm phổ biến được xem như cá của người nậu nguồn nơi đây là rau ranh, ốc đá.
-
Mùa mưa đến, vùng Bảy Núi (TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) như thay áo mới với màu xanh ngút ngàn trên đỉnh non cao và những cánh đồng ruộng trên mướt mắt. Cùng với đó, những đặc sản như bọ rầy, cua núi của vùng đất bán sơn địa này cũng bước vào mùa.
-
Trên chòi rớ dựng bên dòng sông Nhật Lệ, đoạn qua thôn Cừa Phú, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), nông dân quay rớ lên bắt được nhiều loại cá, tôm có kích thước nhỏ, rồi mang đi nấu canh chua hoặc kho mặn ăn với cơm cháy trở thành món đặc sản hút khách du lịch.
-
Mấy ngày nay, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có mưa nên tép dầu ở Đầm Vạc nhiều hơn. Đây cũng là mùa tép dầu đẻ trứng, ăn rất ngon nên người dân tranh thủ thả lưới, đặt lờ bát quái tận thu những mẻ tép tươi rói, mang về thưởng thức món ngon đặc sản có tiếng của thành phố.
-
Một đặc sản xứ biển Nam Ô (TP Đà Nẵng) mà ai ngang qua cũng muốn dừng lại thưởng thức: Gỏi cá “dà”.
-
Bánh trứng kiến (tiếng Sán Dìu là “ngáy sun chổng”) là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Vào mỗi dịp Tết Thanh minh, người Sán Dìu lại lên rừng lấy trứng kiến về chế biến thành món bánh đặc sản.
-
Một món ăn được người dân Tây Nguyên coi là tuyệt phẩm, tuy nhiên với nhiều người khác lại có cảm giác đáng sợ, bởi nó được chế biến từ sâu muồng.
-
Đến những quán vườn cây, đồng quê ở Bình Dương, có một món ăn được rất nhiều thực khách ưa chuộng, đó là món rau móp xào tỏi.
-
Từ một loài rau dại được anh Quân thuần hóa, nhân giống, trồng trên diện tích 1ha tại phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Loài rau dại này được đưa vào nhiều nhà hàng, khách sạn trở thành món đặc sản. Nhờ đó, anh Quân có nguồn thu nhập lớn.
-
Chẳng ai nghĩ những vạt rêu xanh rì mọc nơi bờ suối lại trở thành đặc sản của một vùng đất.