Cũng theo ông, cựu Thủ tướng Nikolai Azarov và cựu Tổng Công tố Viktor Pshonok cũng như gia đình họ cũng nhận được quốc tịch Nga. Hiện Điện Kremlin từ chối bình luận về thông tin này.
Từ phải sang: Các ông Viktor Yanukovych, Nikolai Azarov và Viktor Pshonok
Cùng ngày 3.10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Georgiy Morozov bác bỏ thông tin phe ly khai chiếm được sân bay Donetsk do chính phe này đưa ra trước đó.
Theo ông này, lực lượng an ninh Ukraine và phe ly khai mỗi bên kiểm soát một phần sân bay Donetsk. Chính quyền Kiev chưa đưa ra bình luận nào nhưng quân đội Ukraine khẳng định vẫn đang hoàn toàn kiểm soát sân bay.
Một ngày trước, Thủ tướng DPR Alexander Zakharchenko thông báo các tay súng ly khai kiểm soát được 95% sân bay Donetsk.
Theo Itar.TASS, một nhân viên người Thụy Sĩ của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đã thiệt mạng trong vụ pháo kích dữ dội vào trung tâm Donetsk ngày 2.10, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn tại Đông Ukraine có hiệu lực từ ngày 5.9. Ngoài ra, 2 thường dân thiệt mạng và hơn 10 người bị thương. Thông cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) xác định nhân viên ICRC chết vì tên lửa Uragan.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki.moon lo ngại thỏa thuận ngừng bắn mong manh tại Đông Ukraine có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Kommersant FM hôm 3.10, Phó Thủ tướng thứ nhất DPR Andrei Purgin khẳng định họ không vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Theo ông, 26 thường dân tử vong và 50 người bị thương khi quân đội chính phủ Ukraine pháo kích vào Donetsk hôm 1.10.
Mùa đông sắp đến, Ukraine “xuống giọng” với Nga về khí đốt
Trái với những tuyên bố cứng rắn trước đó của người đại diện Naftogaz, Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk đã dịu giọng tuyên bố, Kiev hy vọng tìm thấy "giải pháp tạm thời" trong tranh chấp khí đốt với Moscow.
Trong cuộc gặp gỡ các đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu và Phòng Thương mại Mỹ hôm 3.10, người đứng đầu chính phủ Ukraine . Thủ tướng Yatsenyuk cho biết, Ukraine hy vọng sẽ tìm được "một giải pháp tạm thời" trong tranh chấp khí đốt với Nga.
"Chúng tôi đang tìm kiếm một giải pháp tạm thời về khí đốt với Nga. Một mặt, Naftogaz Ukraine đang chờ một quyết định tạm thời theo yêu cầu bồi thường tại trọng tài Stockholm, mặt khác chúng tôi có mặt ở đây hôm nay, trong vòng đàm phán khí đốt tiếp theo ở Brussels".
Thủ tướng Yatsenyuk cho biết và bổ sung rằng, có hai khả năng sẽ xảy ra sau ngày 3.10, hoặc là một quyết định tạm thời theo đuổi vụ kiện (hiện Ukraine đang kiện Nga ra trước Tòa án trọng tài Stockholm phân xử tranh cãi khí đốt giữa hai nước) hoặc là một thỏa thuận khí đốt tạm thời tại Brussels.
"Quan điểm chung của chúng tôi và Ủy ban châu Âu trước khi có quyết định cuối cùng của tòa án Stockholm là cần ký một thỏa thuận tạm thời về cung cấp khí đốt tự nhiên, các điều khoản trong hợp đồng này đã được thống nhất với các đối tác châu Âu . ông Yatsenyuk cho biết.
Khí đốt được coi là con bài rất quan trọng của Nga
Ngày 26.9 vừa qua, Ủy viên phụ trách năng lượng của Liên minh châu Âu Gunther Oettinger hào hứng tuyên bố từ Berlin là Moscow và Kiev đã đạt được bước đột phá trong đàm phán khí đốt. Nga sẵn sàng nối lại việc cung cấp khí đốt với mức giá “mềm” hơn nếu Ukraine thanh toán một phần nợ cũ.
Theo đó, Gazprom sẽ cung cấp cho Ukraine ít nhất 5 tỷ mét khối khí đốt trong những tháng tới, với mức giá mức giá trả trước mới là 385 USD cho 1.000 mét khối khí, kèm theo điều kiện Kiev sẽ phải trả 2 tỷ USD nợ tiền mua khí đốt vào cuối tháng 10 tới và từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12.2014 sẽ trả tiếp 1,1 tỉ USD.
Trái với trạng thái hào hứng, lạc quan, hy vọng và có phần phấn kích từ Cao ủy Năng lượng EU Oettinger, ngay sau đó các quan chức của Ukraine đã thể hiện một thái độ cứng rắn và đầy thách thức khi không đồng ý về vấn đề giá cả khí đốt cũng như phương thức thanh toán khoản nợ khí đốt của Nga.
Ukraine đồng ý ký thỏa thuận tạm thời dưới sức ép của EU?
Tổng Giám đốc tập đoàn khí đốt quốc gia Ukraine Naftogaz Andriy Kobolev đã tuyên bố lạnh lùng tuyên bố là Kiev và Moscow có quan điểm khác nhau ở gần như mọi điểm được đưa ra trong thỏa thuận, nên "không có quyết định cuối cùng nào được đưa ra, cũng chẳng có thỏa thuận nào đã được ký kết vì 2 bên có rất nhiều bất đồng”.
Sự nhượng bộ giữa Moscow và Kiev trong vấn đề khí đốt không chỉ cứu giúp đất nước Ukraine thoát khỏi một mùa đông tê cóng mà EU cũng lo ngại rằng, nếu thiếu khí đốt, Ukraine có thể “rút trộm” khí từ tuyến đường ống chạy sang châu Âu.
Đây là lý do khiến EU hối hả tìm cách giải quyết “cuộc chiến” khí đốt giữa Nga và Ukraine bởi họ hiểu rằng, làm căng với Nga hiện nay là không có lợi, tòa án trọng tài Stockholm dù có thắng hay thua cũng không thể ép Nga bán hay ngừng cung cấp khí đốt. Dù có thắng trong vụ kiện Nga nhưng chắc chắn Kiev và EU sẽ là bên chịu thiệt thòi.
Vì vậy, tuy ban đầu Ukraine tỏ thái độ cứng rắn với Nga nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, Kiev sẽ phải ký vào bản thỏa thuận này dưới sức ép của Brussels.
(Theo Người Lao động, An ninh Thủ đô)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.