Một ngôi sao đang bay vụt về phía hệ mặt trời của chúng ta

Chủ nhật, ngày 22/01/2017 20:29 PM (GMT+7)
Các nhà nghiên cứu đã biết được thông tin về ngôi sao Gliese 710 đang lao thẳng về hệ mặt trời của chúng ta, tuy nhiên, họ vẫn chưa tính được chính xác khi nào nó sẽ đến nơi.
Bình luận 0

img

Hiện nay, ngôi sao này đang bay vút trong vũ trụ với tốc độ khoảng 51.499 km/h và cách chúng ta khoảng 64 năm ánh sáng (Một năm ánh sáng là khoảng 9.460.000.000.000 km). Các nhà khoa học cho rằng, cuộc gặp gỡ sẽ xảy ra trong khoảng 1,35 triệu năm tới.

Khi tới nơi, ngôi sao này sẽ kết thúc hành trình ở khoảng cách 77 ngày ánh sáng so với Trái đất – một ngày ánh sáng tương đương với quãng đường ánh sáng đi đường trong 1 ngày, tức là khoảng 26 tỷ km.

Gliese 710 sẽ không va chạm trực tiếp với Trái Đất, nhưng nó sẽ đi qua Đám mây Oort – là một lớp vỏ gồm hàng nghìn tỷ vật thể đóng băng nằm ở vị trí xa nhất trong hệ mặt trời.

Vì vậy, mặc dù 77 ngày ánh sáng nghe có vẻ là một khoảng cách tương đối an toàn, tuy nhiên ngôi sao tốc độ này có thể sẽ làm đám mây này bị nổ tung, và làm sao chổi và các vật thể băng bị bắn ra khắp hệ mặt trời. Và bất kỳ đối tượng nào trong số này cũng có khả năng va chạm với Trái đất.

img

Đám mây Oort xung quanh hệ mặt trời

Đây rõ ràng là một tin xấu cho các nền văn minh tương lai trên Trái đất, tuy nhiên các hậu duệ của chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra cách để làm chệch hướng các tiểu hành tinh và sao chổi sau đó.

Tác giả của bài báo cho biết “Gliese 70 sẽ kích hoạt một cơn mưa sao chổi với mật độ trung bình khoảng 10 sao chổi mỗi năm và kéo dài trong khoảng 3 – 4 triệu năm.

img

Hình ảnh minh họa ngôi sao Gliese 710

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học đến từ Đại học Adam Mickiewicz ở Ba Lan đã sử dụng các phép đo ở trạm quan sát vũ trụ Gaia của Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA).

Đài quan sát mới này được xây dựng với các danh mục không gian 3D lớn nhất và chính xác nhất từ trước tới nay, với ước tính khoảng 1 tỉ vật thể thiên văn trên tổng số, có nghĩa là các dữ liệu sẽ chính xác hơn 10 lần so với các dự đoán trước đây.

Mặc dù vậy, vẫn còn một tỉ lệ sai số lên đến khoảng 50%, có nghĩa là Gliese 710 có thể thực sự sượt qua chúng ta với khoảng cách chỉ 40 ngày ánh sáng.

Một số nhà khoa học suy đoán rằng, đã có một sự kiện tương tự về một ngôi sao băng qua đám mây Oort làm kích hoạt các tiểu hành tinh và quét sạch loài khủng long trên trái đất khoảng 65 triệu năm trước.

Tuy nhiên, khả năng sự kiện Gliese 710 có thể gây ra cuộc tuyệt chủng giống như ngôi sao kia đã làm với loài khủng long là tương đối nhỏ. Ở khoảng cách gần nhất, Gliese 710 sẽ là vật thể quan sát được sáng nhất và nhanh nhất trên bầu trời, và như các tác giả nói trong bài báo, đó sẽ là “cuộc va chạm hủy hoại mạnh nhất trong tương lai và lịch sử của hệ mặt trời”.

Tuy nhiên, đó không phải là vật thể vũ trụ duy nhất mà chúng ta cần phải lo lắng. Có khoảng 14 ngôi sao khác cũng sẽ tiến gần chúng ta với khoảng cách 3 năm ánh sáng vào bất kỳ thời điểm nào trong vài triệu năm tới.

Anh Thư (Dân Trí)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem