Mưa lớn bao trùm miền Bắc, nhiều nơi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang mênh mông sóng nước

PV Chủ nhật, ngày 09/06/2024 18:56 PM (GMT+7)
Từ đêm ngày 8/6 đến sáng ngày 9/6, trên địa bàn nhiều tỉnh miền Bắc có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Theo đó, TP Hạ Long, TP Uông Bí (Quảng Ninh), một số quận của TP Hải Phòng, nhiều nơi ở Hà Giang, Tuyên Quang ngập trong biển nước.
Bình luận 0

Theo đó, mưa to kéo dài từ đêm 8/6 kéo dài đến trưa 9/6 gây ngập lụt ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực TP Uông Bí, huyện Hải Hà, thành phố Cẩm Phả, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh). Đặc biệt, lượng mưa ghi nhận tại thành phố Uông Bí trên 100mm.

Tại huyện Tiên Yên tính đến đầu giờ chiều ngày 9/6, mưa lớn đã làm 300 ha lúa bị ngập, chiếm khoảng 30% tổng diện tích lúa, hoa màu toàn huyện, trong đó có hàng trăm ha lúa bị đổ, đang vào hạt bị ảnh hưởng năng suất do bị ngập, đổ.

Tại thị trấn Tiên Yên, có nhiều khu phố bị ngập úng, chia cắt, khiến hàng chục hộ dân bị ngập úng cục bộ. Riêng đường vào tổ 1, khu phố Hòa Bình bị ngập hoàn toàn. Có 4 nhà dân tại khu phố này bị ngập, trong đó có 1 nhà bị ngập 3m; 3 nhà còn lại ngập 1-2m.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ ngày 9/6 - 10/6, lượng mưa tại khu vực Móng Cái - Hải Hà từ 267mm - 285mm, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, nguy cơ gây ra lũ quét, sạt lở đất đá tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, các khu đô thị, đặc biệt là các diện tích mùa vụ trên địa bàn huyện.

Mưa lớn bao trùm miền Bắc, nhiều nơi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang mênh mông sóng nước- Ảnh 1.

Đường Đà Nẵng, TP Hải Phòng mênh mông sóng nước, sáng 9/6. Ảnh: Giang Linh

Còn tại TP Hải Phòng, mưa lớn từ đêm 8/6 khiến cây nhiều cây cối trong TP bị bật gốc ngã đổ, đè bẹp dí xe ô tô.

Đến khoảng 2 giờ sáng 9/6 mưa lớn làm hầu hết các tuyến phố ở TP Hải Phòng ngập lụt nặng. Nhiều tuyến đường ngập sâu tới 30-40 cm như: Lê Lợi, Tô Hiệu, Tôn Đức Thắng, Lương Khánh Thiện, Lạch Tray, Lê Đại Hành, Hạ Lý, Cầu Đất…

Ông Phạm Quang Quỳnh, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hải Phòng, cho biết đây là trận mưa lịch sử, 30 năm mới có 1 lần; lượng mưa đo được lên tới 330 mm cao hơn nhiều so với trận mưa được cho là lịch sử năm 2018 (287 mm).

Tại tỉnh Hà Giang, mưa lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh khiến các quốc lộ quan trọng nối từ thành phố Hà Giang lên các huyện vùng cao bị chia cắt do sạt lở đất như: tuyến đường Thuận Hòa – Thái An; đường Mèo Vạc – Đồng Văn; đường xuống sông Nho Quế; đường Xín Cái – Mèo Vạc... bị chia cắt do ngập lụt, sạt lở. Lượng đất đá tràn xuống đường lớn và nước dâng ngập gần 1m lên các phương tiện không thể đi qua các đoạn đường này.

Tại huyện Mèo Vạc tuyến đường chính xuống sông Nho Quế, vào 3 xã biên giới Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ bị chia bắt, do lượng đất, đá sạt lở từ núi xuống mặt đường quá nhiều; khe suối ngập sâu trong nước khiến một số du khách và người dân địa phương bị mắc kẹt.

Mưa lớn bao trùm miền Bắc, nhiều nơi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang mênh mông sóng nước- Ảnh 2.

Mưa lớn gây sạt lở đất đá xuống tuyến đường đi Xín Cái, huyện Mèo Vạc, Hà Giang.

Trước diễn biến của mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, ngày 9/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã có công văn gửi các tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ về việc ứng phó với mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo; thông báo, hướng dẫn kịpthời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh,giảm thiểu thiệt hại; sẵn sàng lực lượng tại chỗ để kịp thời hỗ trợ người dân khắcphục hậu quả (nếu có).

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông,suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủđộng chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tìnhhuống xảy ra.

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền hình cấp tỉnh, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫnngười dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, giógiật mạnh và mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất để giảm thiểu thiệt hại.

Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, thiêntai, thường xuyên tổng hợp báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem