Mùa ruốc
-
Theo người dân đảo Phú Quốc, con ruốc (tép biển, hình dạng giống con tép đồng) chỉ xuất hiện tầm 15-20 ngày vào mùa gió Bấc. Tháng 9 âm lịch đến hẹn lại lên, người dân TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) cùng khách du lịch nô nức ra biển bắt con ruốc.
-
Những ngày này, trên vùng biển Tây Cà Mau đang vào vụ “đông ken” thu hoạch con ruốc. Từ sáng sớm đến xế chiều, hàng trăm ghe, xuồng, vỏ lãi nhộn nhịp ra vào cửa biển khai thác ruốc. Người trên bờ cũng tất bật giăng giàn phơi, hối hả chở ruốc về phơi cho kịp nắng. Những giàn phơi dậy mùi ruốc khô hấp dẫn.
-
Mỗi chiếc thuyền nhỏ cập bờ sau vài ba giờ đánh bắt đã thu về hàng tạ ruốc biển đem đến niềm vui cho ngư dân Quảng Ngãi.
-
Sau một đêm, mỗi con thuyền nhỏ của ngư dân Nghệ An trở về đất liền với 4–5 tấn ruốc tép, thu về hàng chục triệu đồng. Trên bến dưới thuyền luôn tấp nập cảnh mua bán, ngư dân xứ Nghệ rất phấn khởi.
-
Mấy ngày nay, tại khu vực bờ biển Bãi Trường (thuộc ấp Đường Bào, xã Dương Tơ) ruốc kéo về nổi đỏ rực cả vạt nước biển, nhiều người dân ở thành phố đảo Phú Quốc (Kiên Giang) rôm rả rủ nhau ra bờ biển để kéo ruốc.
-
Tại vùng ven biển Tây của Cà Mau, người dân đang vào vụ đánh bắt ruốc (moi). Năm nay, mặc dù giá cả bấp bênh nhưng nhờ trúng mùa nên bà con vẫn có thể kiếm lời vài triệu đồng/ngày.
-
Sau Tết, ngư dân miền Trung đang có niềm vui lớn khi ruốc xuất hiện dày đặc trên biển, đem lại thu nhập cao, lên đến hàng triệu đồng mỗi ngày.
-
Cuối tháng 6 âm lịch là mùa ruốc biển, trung bình mỗi ngày ngư dân Hà Tĩnh đánh bắt được khoảng 100 kg, thu hơn một triệu đồng.
-
Tuy là nghề tay trái, nhưng với những con nước trúng lớn ngư dân hành nghề đẩy ruốc (moi) tại Cà Mau có nguồn thu lên đến vài triệu đồng/ngày.
-
Vào mùa gió Tây Nam thổi mạnh, khi nắng ấm trở lại sau những trận mưa kéo dài là đến mùa ruốc. Lúc này, ngư dân các xã ven biển Tây Nam, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) tranh thủ đẩy te (một loại phương tiện đánh bắt ven bờ) để bắt con ruốc.