Mỹ đổi chiến thuật dùng thuỷ quân lục chiến diệt hạm ở Biển Đông

Thanh Minh (tổng hợp) Chủ nhật, ngày 18/12/2016 10:03 AM (GMT+7)
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris cho rằng, cùng với Hải quân và Không quân, Lục quân Mỹ cũng nên đóng một vai trò tích cực hơn bằng cách thành lập những đội có thể gọi là Thuỷ quân lục chiến, đặc trách việc tiêu diệt chiến hạm đối phương, The Diplomat cho hay.
Bình luận 0

The Diplomat tháng 12 nhắc lại sự kiện đô đốc Harry Harris, ngày 15.11.2016, trong một tham luận đọc tại Washington, đã cho biết ông muốn Lục quân Mỹ thành lập các đơn vị mới chuyên trách nhiệm vụ diệt hạm để răn đe chiến hạm của đối thủ của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông.

Đối với đô đốc Harris, vai trò của bộ binh cần phải được phát huy trong đó có việc “tiêu diệt các chiến hạm bằng cách sử dụng các hệ thống tên lửa chống hạm đặt ở trên bờ”. Theo ông, đúng với truyền thống, Lục quân sẽ mang đến những thế mạnh của họ: “nhân lực, hỏa lực và năng lực”. Lực lượng Thủy quân lục chiến cũng có thể đóng một vai trò tương tự trong tương lai.

Các yếu tố trung tâm của một chiến lược phòng thủ như vậy sẽ được bố trí chung quanh các hòn đảo có thể án ngữ lối ra biển khơi ngoài Thái Bình Dương của các đối thủ tiềm tàng như Hải quân Trung Quốc chẳng hạn.

img

Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris chỉ ra những hoạt động của Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông.

Đô đốc Harris giải thích: “Tôi nghĩ đến một nơi ở vùng tây Thái Bình Dương mà ta có thể bố trí các hệ thống vũ khí ở nhiều chỗ, các hệ thống này sẽ đặt các đối thủ tiềm tàng ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản vào vòng nguy hiểm... Tôi cho rằng đây là một khái niệm quan trọng mà chúng ta buộc phải nghĩ đến khi vạch ra cách duy trì ưu thế so với các đối thủ của chúng ta trong khu vực”.

Trong bài phát biểu của mình, đô đốc Harris đã nêu bật các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông: “Tôi rất quan ngại trước các động thái quyết đoán của Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng Biển Đông, và cả ở vùng Biển Hoa Đông...”

Trong bài phát biểu mới nhất tại Úc, Ông Harris tái nhấn mạnh, Mỹ không để yên cho Trung Quốc thống lĩnh vùng Biển Đông. Ông Harris tái nhắc lại quyền tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông, cho dù Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng các đảo nhân tạo trái phép hòng kiểm soát khu vực này.

Trong khi đó, trang mạng The National Interest bình luận, mối bất đồng mới giữa Trung Quốc và Mỹ buộc phải đánh giá lại khả năng xung đột  tiềm ẩn giữa hai cường quốc, và hậu quả có thể của nó. Những yếu tố chính là nguồn gốc căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia trong đó có quan điểm khác nhau về vai trò của Trung Quốc trên thế giới liên quan đến việc Bắc Kinh thấy chính họ không chỉ là nhà lãnh đạo của nền kinh tế thế giới, mà còn đóng vai trò quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như ảnh hưởng rất lớn mà hai cường quốc nắm giữ trên đấu trường quốc tế.

Theo The National Interest, nguy cơ xung đột được giảm nhẹ một mức độ nào đó nhờ sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước (khối lượng thương mại đạt 600 tỷ USD trong năm 2015). Mỹ và Trung Quốc "liên kết chặt chẽ về kinh tế và hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực khoa học, môi trường và ngoại giao, đến mức bất kỳ nỗ lực  nào nhằm" trừng phạt "Trung Quốc chắc chắn sẽ đánh trúng vào bản thân  nước Mỹ".

Tuy nhiên, điều này không thể hoàn toàn loại trừ khả năng xung đột, tác giả cảnh báo, dẫn một ví dụ trong lịch sử quan hệ giữa Anh và Đức trước Thế chiến thứ nhất. Khi đó giới chuyên gia tin rằng cuộc xung đột vũ trang là không thể xảy ra, bởi vì chiến tranh sẽ  chỉ mang lại hủy hoại hoang tàn cho cả hai bên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem