Mỹ lần đầu tiên trừng phạt công ty khai thác bitcoin ở Nga khi chiến tranh sắp bước qua tháng thứ 3

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 22/04/2022 16:20 PM (GMT+7)
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết, đây là lần đầu tiên họ nhắm mục tiêu vào một công ty khai thác tiền ảo bitcoin tên là BitRiver.
Bình luận 0

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính Hoa Kỳ bổ sung một công ty khai thác bitcoin hoạt động ở Nga vào danh sách trừng phạt của Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC), khi cuộc chiến của Putin đối với Ukraine sắp bước qua tháng thứ ba.

Theo dữ liệu từ Đại học Cambridge, Nga là điểm đến lớn thứ ba trên thế giới để khai thác bitcoin. "Bằng cách vận hành các trang trại máy chủ rộng lớn bán công suất khai thác tiền ảo trên toàn thế giới, các công ty này giúp Nga kiếm tiền từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình", Bộ trưởng Tình báo Tài chính Brian Nelson cho biết trong một bản tin phát hành vào ngày 20/4.

"Nga có lợi thế so sánh trong việc khai thác tiền điện tử do có nhiều tài nguyên năng lượng và khí hậu lạnh. Tuy nhiên, các công ty khai thác dựa vào thiết bị máy tính nhập khẩu và thanh toán fiat, điều này khiến họ dễ bị trừng phạt", tuyên bố này nêu rõ.

BitRiver kêu gọi các biện pháp trừng phạt này là động thái chống cạnh tranh 'không công bằng' để mang lại lợi ích cho các thợ mỏ Hoa Kỳ. Ảnh: @AFP.

BitRiver kêu gọi các biện pháp trừng phạt này là động thái cạnh tranh 'không công bằng' để mang lại lợi ích cho các thợ đào Hoa Kỳ. Ảnh: @AFP.

Hoa Kỳ coi thu nhập từ ngành khai thác tiền điện tử là mối đe dọa tiềm tàng đối với hiệu quả của chế độ trừng phạt của họ, với Bộ Tài chính cho rằng, họ cam kết đảm bảo rằng không có tài sản nào trở thành cơ chế để chế độ Putin bù đắp tác động từ các lệnh trừng phạt.

Trong số các công ty bị nhắm mục tiêu bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ lần này là BitRiver, được thành lập vào năm 2017 và như tên gọi của nó, công ty khai thác bitcoin này vận hành các trang trại khai thác của mình bằng năng lượng thủy điện. Công ty thậm chí khai thác sử dụng hơn 200 nhân viên toàn thời gian tại ba văn phòng trên khắp nước Nga. Công ty cũng có kế hoạch tăng gấp đôi số nhân viên tại Nga lên hơn 700 nhân viên vào cuối năm 2022. BitRiver còn được biết đến với các trung tâm khai thác bitcoin ở Siberia, theo trang web của công ty này nêu rõ.

Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài Hoa Kỳ (OFAC) cũng đã đưa 10 công ty con của BitRiver có trụ sở tại Nga vào một loạt các biện pháp trừng phạt mới nhất này, đối với các doanh nghiệp và cá nhân giúp Nga giảm nhẹ đòn trừng phạt kinh tế.

OFAC nói rằng, các công ty như BitRiver "giúp Nga kiếm tiền từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình" và thêm BitRiver cùng 10 công ty con vào danh sách các thực thể được chỉ định đặc biệt phải chịu lệnh trừng phạt.

Trong thông cáo báo chí thông báo về sự gia nhập của BitRiver, OFAC lưu ý rằng BitRiver được thành lập tại Nga vào năm 2017 và hiện đang hoạt động tại ba văn phòng trên toàn quốc. Nhưng vào năm 2021, nó đã chuyển quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của mình sang một công ty mẹ có trụ sở tại Thụy Sĩ.

"Những hành động này của Hoa Kỳ rõ ràng nên được coi là sự can thiệp vào ngành khai thác tiền điện tử, cạnh tranh không lành mạnh và nỗ lực thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu có lợi cho các công ty đào bitcoin Mỹ", người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành BitRiver, Igor Runets cho biết trong một tuyên bố mới nhất. Vị CEO này còn cho biết thêm rằng, công ty "chưa bao giờ cung cấp dịch vụ cho các tổ chức chính phủ Nga và đã không làm việc với các khách hàng đã bị nhắm mục tiêu bởi các lệnh trừng phạt của Washington".

Điều đáng lo ngại là tương tự như cách Iran được cho là sử dụng khai thác bitcoin để trốn tránh các lệnh trừng phạt, Nga cũng có thể chuyển nguồn năng lượng khổng lồ của mình sang các hoạt động khai thác tiền điện tử như một cách để vượt qua sự phong tỏa kinh tế của phương Tây.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo trong một báo cáo mới rằng, bitcoin có thể cho phép các quốc gia như Nga kiếm tiền từ các nguồn năng lượng, "một số trong số đó không thể xuất khẩu do các lệnh trừng phạt".

Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu cấm nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá từ Nga, trong khi Liên minh châu Âu đang xem xét các biện pháp tương tự, bất chấp mức độ phụ thuộc cao của khối vào nguồn tài nguyên của Moscow. EU đã đề xuất cấm sử dụng than của Nga và các biện pháp trừng phạt dầu cũng đang được tiến hành.

BitRiver được biết đến với các trung tâm khai thác bitcoin ở Siberia. Ảnh: @AFP.

BitRiver được biết đến với các trung tâm khai thác bitcoin ở Siberia. Ảnh: @AFP.

IMF cảnh báo rằng, hình thức kiếm tiền từ các nguồn năng lượng thông qua khai thác tiền điện tử này xảy ra "trực tiếp trên các blockchain và bên ngoài hệ thống tài chính nơi các lệnh trừng phạt được thực hiện" và các thợ đào "tạo ra doanh thu trực tiếp từ những người dùng trả phí giao dịch cho thợ đào", có thể bao gồm các chính phủ bị trừng phạt. Nhưng hãy nhớ rằng, quy mô của các hoạt động khai thác đang bị thu hẹp bởi mức độ trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với Nga. IMF còn lưu ý rằng, tỷ lệ khai thác ở các quốc gia bị trừng phạt là "tương đối hạn chế".

Tổ chức ước tính rằng, trung bình hàng tháng của tất cả doanh thu khai thác bitcoin trong năm ngoái là khoảng 1,4 tỷ đô la, trong đó các thợ đào Nga có thể chiếm gần 11% và các thợ đào Iran 3%.

"Khi trừng phạt của phương Tây thắt chặt hơn đối với lĩnh vực của Nga, Nga sẽ ngày càng được khuyến khích để kiếm tiền từ các nguồn năng lượng mà mình thông qua khai thác", David Carslisle, Phó chủ tịch phụ trách Chính sách và quy định vận hành blockchaine Elliptic cho biết trong một tuyên bố.

Carlisle gọi các biện pháp trừng phạt là "hành động chưa từng có của OFAC" và là "đòn tấn công phủ đầu để ngăn Nga tận dụng các nguồn năng lượng của mình để trốn tránh các lệnh trừng phạt hỗ trợ tiền điện tử". Ông lưu ý rằng, Iran đã tạo ra tới 1 tỷ đô la bằng cách khai thác bitcoin trong quá khứ, và "OFAC rõ ràng có ý định ngăn cản Nga làm theo sách của Iran".

Trước đó, ngày 29/3, Thứ trưởng bộ tài chính Mỹ Wally Adeyemo cảnh báo Washington sẽ khiến bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tìm cách giúp Nga lách các biện pháp trừng phạt đều phải chịu trách nhiệm. "Chúng tôi xin nói rõ với các sàn giao dịch tiền ảo, các tổ chức tài chính và cá nhân và bất kỳ ai ở vị trí có thể giúp Nga tránh trừng phạt rằng: Chúng tôi sẽ khiến các bạn phải chịu trách nhiệm", ông Adeyemo nhấn mạnh. "Chúng tôi sẽ tìm đến các bạn và đảm bảo rằng Nga không thể lách các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi đã áp đặt nhằm cắt đứt nguồn lực của họ cho cuộc chiến phi pháp ở Ukraine", Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục.


Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem