Tuấn Anh (Theo Sputnik)
Thứ sáu, ngày 23/04/2021 18:49 PM (GMT+7)
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Nga và Mỹ về cơ bản đã trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các biện pháp trừng phạt và đối đầu xung đột dẫn đến tình trạng "bất ổn thường trực" trên thế giới, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết.
"Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Nga và Mỹ đã thực sự chuyển từ cạnh tranh sang đối đầu, và trên thực tế đã quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các biện pháp trừng phạt, đe dọa, đối đầu xung đột, bảo vệ lợi ích ích kỷ của mình - tất cả những điều này khiến thế giới rơi vào trạng thái bất ổn thường trực", văn bản có đoạn viết.
Theo Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh, "nước Nga ngày nay, cũng như Liên Xô trước đây, luôn trong tình trạng đuổi theo Mỹ về mức độ đe dọa đối với đối thủ". Ông đề cập đến cuộc khủng hoảng Caribe năm 1962 - khi đó lời đáp trả dành cho người Mỹ là việc Liên Xô triển khai vũ khí tấn công chiến lược ở Cuba. Trong tình hình đó Hoa Kỳ quyết định tiếp tục đối đầu - họ kéo tàu chiến đến, phong tỏa vùng biển xung quanh hòn đảo, thậm chí còn chuẩn bị cho một cuộc can thiệp thật sự, ông Medvedev viết tiếp.
Sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất. Điện Kremlin đánh giá khả năng xảy ra chiến tranh lạnh với Mỹ
Ông nhận định rằng trong cuộc khủng hoảng này xuất hiện hai yếu tố cơ bản.
"Sự đáp trả dài hạn - đó không chỉ là sự xuất hiện của tên lửa ở ngoài khơi nước Mỹ. Trước hết, đó là sự thể hiện, và quan trọng hơn là để cho các nước phương Tây thấy được khả năng về cơ sở hạ tầng của đất nước chúng ta có thể triển khai căn cứ quân sự ở bất cứ nơi nào trên thế giới trong một thời gian ngắn", Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh giải thích.
Yếu tố thứ hai - đó là "tình huống "cách bờ vực chiến tranh chỉ có 5 phút ", đã được giải cứu nhờ các nhà lãnh đạo của hai siêu cường, những người đã giữ được sự tỉnh táo khi đánh giá tình hình, thừa nhận và có quyết định thỏa hiệp "sáng suốt", do đó nên sẵn sàng có sự nhượng bộ", ông nói. Ông Medvedev lưu ý rằng có những lúc các nhà lãnh đạo đã trao đổi trực tiếp với nhau, có những lúc thì không, "nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, giữa Liên Xô và Mỹ luôn luôn có sự đối thoại bình đẳng, được thực hiện không phải bằng ngôn ngữ đe dọa và tối hậu thư".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.