Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khi Mỹ "nhường" cả thế giới, liệu Trung Quốc có đủ sức gánh? (Ảnh minh họa)
Nước Mỹ đã đi đâu? Đó là câu hỏi được đặt ra trước thực tế chính quyền Tổng thống Trump rút lui khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu.
Trong tuần qua, ông chủ Nhà Trắng cho rằng cuộc tập trận Mỹ - Hàn "thật nực cười và tốn kém", trong khi khen ngợi một lá thư của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gửi tới Nhà Trắng.
Người đứng đầu nước Mỹ cũng gần như bỏ qua sự hỗn loạn đang bao trùm Hong Kong cho mãi tới ngày 14/8 ông Trump mới chịu lên tiếng.
Nhưng thay vì đứng về phía dân chủ như các Tổng thống Mỹ trước thời ông thường làm, ông Trump lại ca ngợi tài lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đề xuất ông Tập có thể gặp gỡ các lãnh đạo đối lập Hong Kong.
Và ngay cả khi Hàn Quốc và Nhật Bản, những đồng minh thân cận của Mỹ, đang vướng vào cuộc chiến kinh tế cấp thấp với nhau, các văn phòng ngoại giao của Mỹ không có dấu hiệu can thiệp.
Đỉnh điểm nhất của vai trò lãnh đạo, hỗ trợ toàn cầu đang tàn lụi dưới thời ông Trump khi ông chủ Nhà Trắng dọa loại bỏ Cơ quan Tài trợ Phát triển Quốc tế của Mỹ.
Chính quyền dưới thời ông Tập Cận Bình đưa ra và tiếp tục phát triển sáng kiến "vành đai, con đường"
Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục phát triển sáng kiến "vành đai, con đường" trên toàn thế giới và đứng trước thời cơ lớn khi Washington rút lui khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu.
Nhìn bề ngoài, Trung Quốc dường như đã sẵn sàng lấp đầy khoảng trống mà Mỹ bỏ lại, nhưng sự thật ra sao? Gánh nặng cả về chính trị lẫn kinh tế khiến mọi nỗ lực lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh trở nên kém khả thi hơn.
Đơn cử như việc cho vay của Trung Quốc. Lời hứa đầu tư 1 nghìn tỷ USD tạo ra cho Bắc Kinh một quyền lực mềm cực lớn trên thế giới. Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều vào các dự án bến cảng và đường sắt ở châu Phi, Trung Đông, Nam Á, Đông Nam Á hay thậm chí cả châu Âu.
Tuy nhiên, mọi chuyện sớm kết thúc khi các “con nợ” của Bắc Kinh không thể chi trả các khoản vay. Bên cạnh đó, Trung Quốc phải nhận một phản ứng dữ dội từ nước ngoài khi bị cáo buộc đưa lao động nước này tới các dự án xây dựng lớn thay vì sử dụng lao động địa phương tại các nước họ đầu tư.
Các nước khác cũng thấy tác động từ các chiến dịch ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ngay trong nền chính trị của quốc gia này. Báo cáo của tạp chí phố Wall về việc chính phủ Trung Quốc sử dụng phần mềm Huawei giúp Zambia và Uganda theo dõi các đối thủ chính trị càng làm tăng thêm lo ngại.
Bắc Kinh cũng nhận được bài học đắt giá khi bỏ qua tỷ lệ nợ trên GDP, thứ có thể dẫn đến một số rắc rối về tài chính.
Quan chức Trung Quốc đã nói về các hạn chế cho vay chặt chẽ và cách tiếp cận thận trọng hơn với các dự án mới. Các quốc gia quá tin vào mô hình mới của Trung Quốc về phát triển kinh tế sẽ thất vọng vì các điều khoản cho vay kiểu mới chẳng khác nhiều so với trước đó.
Chương trình tài trợ cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc tại Pakistan là ví dụ điển hình. Với 19 tỷ USD trong số 62 tỷ USD đã hoặc đang sử dụng, Islamabad vẫn phải đàm phán với Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF để xin một gói cứu trợ 6 tỷ USD hồi tháng 5.
Quỹ tiền tệ quốc tế dự đoán GDP của Pakistan sẽ giảm xuống còn 2,4% trong năm tài khóa 2019/2020, thấp hơn so với mức 5,5% dự tính của năm 2017/2018. Với hoạt động yếu kém này, các khoản vay bổ sung của Pakistan gần như phải cơ cấu lại.
Bên cạnh đó, tình trạng các “con nợ” của Trung Quốc như Kenya, Venezuela, Sri Lanka… bị “vỡ nợ” đã xảy ra. Một số nước gia hạn lại thời gian trả nợ, số khác chấp nhận mất tài sản thế chấp hoặc bị phụ thuộc.
Một điểm đáng nói khác là nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu phát triển chậm lại khi mức nợ trong nước tăng và tình trạng “vỡ nợ” tràn lan. Những ngày Bắc Kinh cho vay không kiểm soát sẽ sớm kết thúc.
Quân đội Trung Quốc đang gia tăng hiện diện ở nước ngoài
Ngoài ra, lợi ích thương mại của Trung Quốc tăng lên trên khắp thế giới đi kèm với sự gia tăng hiện diện quân sự toàn cầu. Trước sự thúc giục của ông Trump, Bắc Kinh có thể can thiệp vào căng thẳng vùng Vịnh khi điều lực lượng tới bảo vệ các tàu Trung Quốc di chuyển qua eo biển Hormuz, điểm vận chuyển năng lượng quan trọng và là nơi xảy ra nhiều vụ bắt giữ tàu chở dầu.
Hải quân Trung Quốc còn có thể tiếp cận các cảng ở Campuchia, Pakistan, Sri Lanka, Djibouti và nhiều nơi khác trên thế giới.
Hồi tháng 7, lãnh đạo 50 nước châu Phi đã gặp mặt tại Bắc Kinh trong Diễn đàn Hòa bình và An ninh đầu tiên giữa Trung Quốc và châu Phi. Tại diễn đàn, Bắc Kinh cam kết sẽ tiếp tục tài trợ cho việc huấn luyện quân sự. Cũng trong tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ký một thỏa thuận hợp tác quân sự và quốc phòng với Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tại một diễn đàn kinh tế.
Dĩ nhiên, đi kèm với việc mở rộng hiện diện quân sự toàn cầu là một hóa đơn khổng lồ. Số tiền tài trợ cho một lực lượng quân sự ở nước ngoài không hề nhỏ.
Việc Trung Quốc không phải can thiệp nhiều để thay thế Mỹ trong các vấn đề khu vực và quốc tế không có gì bất ngờ. Nhưng ngay cả khi mở rộng hoạt động để tăng cường ảnh hưởng toàn cầu, Trung Quốc vẫn bị hạn chế bởi nền kinh tế trong nước đang suy yếu và sự hoài nghi của các nước khác.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra chỉ là một trong số các vấn đề lớn mà Bắc Kinh phải đối mặt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.