Theo Reuters, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã công khai bắt tay vào công cuộc giảm căng thẳng giữa Ấn Độ - Pakistan kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu hôm 14.2 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Giới chức trách Pakistan công khai phủ nhận mọi vai trò trong vụ đánh bom tự sát trên, song nhóm phiến quân Jaish-e-Mohammad (JeM) có trụ sở tại Pakistan đã nhận trách nhiệm về việc này, cùng với đó Ấn Độ từ lâu đã cáo buộc Islamabad cùng chiến tuyến với họ.
Giới quan chức Mỹ và Pakistan đã có cuộc đàm phán về vấn đề này. Mỹ nhấn mạnh cần giảm nguy cơ xung đột với Ấn Độ, song Islamabad đã đưa ra cảnh báo riêng về Afghanistan.
Phía Pakistan cho biết, nước này khó có thể hỗ trợ các cuộc đàm phán hoà bình ở Afghanistan trong bối cảnh căng thẳng cục bộ như thế này.
Bối cảnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.
Phía Mỹ cũng cáo buộc Pakistan có quan hệ với phiến quân Taliban đang chiến đấu ở nước láng giềng Afghanistan chống lại Mỹ và lực lượng chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ gần đây đã nhận thấy động thái tích cực trong hành vi của Pakistan.
Pakistan từ đâu đã mâu thuẫn với Mỹ trong cuộc chiến ở Afghanistan, đóng vai trò là hậu phương cho Taliban Afghanistan trong việc hỗ trợ các cuộc đàm phán hoà bình với Mỹ.
Các quan chức hiện tại và trước đây của Mỹ đều cảnh báo rằng Islamabad có thể một lần nữa phá hoại tiến trình hoà bình ở Afghanistan.
“Tôi không tin Pakistan có khả năng làm nên hoà bình ở Afghanistan, nhưng họ chắc chắn có khả năng làm cho hoà bình không xảy ra tại nơi đây”, phát ngôn của Laurel Miller, cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.