Năm cách "trị" Triều Tiên nếu thử vũ khí hạt nhân lần 5

Vũ Duy Thứ tư, ngày 27/04/2016 12:30 PM (GMT+7)
National Interest ngày 25.4 đăng tải bài phân tích của chuyên gia Doug Bandow, thuộc Viện Cato và từng là cựu trợ lý cho cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đưa ra 5 cách đáp trả nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân tiếp theo, khi thời điểm đại hội đảng Lao động Triều Tiên đang đến gần.
Bình luận 0

National Interest ngày 25.4 đăng tải bài phân tích của chuyên gia Doug Bandow, thuộc Viện Cato và từng là cựu trợ lý cho Tổng thống Ronald Reagan, đưa ra 5 cách đáp trả nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân tiếp theo.

Theo chuyên gia Bandow, thời điểm hiện nay Triều Tiên đang chuẩn bị cho lần thử vũ khí hạt nhân tiếp theo và thời điểm diễn ra vụ thử có thể diễn ra vào dịp đại hội đảng Lao động Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên đại hội đảng Lao động Triều Tiên trong vòng 3 thập niên qua.

Câu hỏi đặt ra nếu Triều Tiên tiến hành thử vũ khí hạt nhân tiếp theo, thì cộng đồng quốc tế đối phó như thế nào bởi không còn nghi ngờ gì nữa Bình Nhưỡng muốn trở thành cường quốc hạt nhân.

img

Theo chuyên gia Bandow, năm cách đáp trả như sau:

Thứ nhất, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cần xem xét cách đáp trả với một quốc gia hạt nhân Triều Tiên. Các tuyên bố cách đây 2 thâp niên, rằng Triều Tiên phải từ bỏ, không được phát triển vũ khí hạt nhân trên thực tế chỉ là con số 0. Việc cộng đồng quốc tế từ chối công nhận Triều Tiên là cường quốc hạt nhân sẽ không dừng bước tiến nước này trở thành một quốc gia hạt nhân. Nếu Triều Tiên tiếp tục tăng cường khả năng hạt nhân, thì các giải pháp trừng phạt về quân sự, chính trị và kinh tế sẽ được áp dụng, nhưng câu hỏi đặt ra là quốc gia nào sẽ đứng ra thực thi? Cả Nga và Trung Quốc đều không ủng hộ một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, vậy Moscow và Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào? Và các lệnh trừng phạt trên sẽ cứng rắn cỡ nào để có thể răn đe Triều Tiên?

Thứ hai, Nhật Bản và Hàn Quốc cần gác bỏ các khác biệt để cùng nhau đối đầu với thách thức chung. Có nhiều yếu tố để lý giải quan hệ Nhật-Hàn xấu đi bấu nay. Mặc dù kỷ nguyên thuộc địa đã chấm dứt cách đây 71 năm trước và hiện Nhật Bản không gây thách thức nào cho Hàn Quốc. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc cần chuẩn bị cho các vấn đề trong tương lai, hơn là khơi gợi lòng hận thù trong quá khứ.

Thứ ba, Mỹ và các đồng minh cần phải hối thúc Trung Quốc hơn nữa về vấn đề Triều Tiên bởi Trung Quốc đang là nhà cung cấp năng lượng và hỗ trợ lương thực cho Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh miễn cưỡng đối với việc gây sức ép lên Triều Tiên.

Thứ tư, Mỹ cần tháo ngòi để xóa bỏ quan niệm về một môi trường thù địch mà Triều Tiên đang đối mặt bấy nay bằng việc đưa ra đề xuất nối lại đàm phán các vấn đề hơn là nêu ra các vũ khí hạt nhân. Điều này không có nghĩa đổi lỗi cho Mỹ, thừa nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân hay xuống thang trước ông Kim, mà là phải công nhận thực tế là chế độ Triều Tiên có lý do để sợ Mỹ. Đó là lý do tại sao Triều Tiên muốn theo đuổi tham vọng hạt nhân. Trong chừng mực nào đó, ông Kim cũng mong muốn đất nước Triều Tiên khá giả lên và có thể ông ấy có thiện chí muốn cắt giảm chương trình hạt nhân nếu như ông Kim bớt lo lắng về thách thức từ Mỹ đối với tương lai của chế độ Triều Tiên.

Thứ năm, các đồng minh của Mỹ cần xem xét khả năng Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân nhằm đối phó lại Triều Tiên. Khả năng trợ giúp về hạt nhân của Mỹ khiến Mỹ có thể gặp nguy hiểm là sa lầy vào một cuộc xung đột tiềm năng, vốn không nghiêm trọng đối với an ninh của Mỹ.  Một số công dân Hàn Quốc đặt vấn đề về khả năng chế tạo bom: khả năng này lại làm dấy lo ngại về cố súy cho phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng cho phép Washington lùi lại và có thể buộc Trung Quốc phải có hành động.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem