Đại gia Lê Phước Vũ: công ty gặp hạn, lên núi tĩnh tâm
Năm 2018, tập đoàn Hoa Sen, một doanh nghiệp đình đám trong ngành tôn thép Việt Nam, đã rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có. Công ty của đại gia Lê Phước Vũ làm ăn đi xuống, gánh nợ vay hàng chục ngàn tỷ đồng và bất ngờ lỗ nặng vào quý cuối cùng của năm 2018.
Trong năm 2018, giá cổ phiếu HSG của Tôn Hoa Sen đã sụt giảm hơn 70%, tài sản bốc hơi ngàn tỷ. Dự án thép Cà Ná của đại gia Lê Phước Vũ đã bị yêu cầu tạm dừng để thẩm định thêm, đặc biệt là về công nghệ và môi trường.
Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Hoa Se Group
Bên cạnh đó, diễn biến thị trường tôn thép không thuận lợi và sức ép cạnh trang ngày càng khốc liệt của các đối thủ như Hòa Phát hay Nam Kim đã đe dọa vị trí số 1 trong thị phần tôn mạ nội địa của Hoa Sen. Hơn nữa, việc chính quyền Mỹ áp thuế cao lên các mặt hàng tôn thép cũng gây khó khăn cho Hoa Sen ở thị trường nước ngoái.
Đại gia này còn gặp những vận đen như vụ cháy Tòa nhà Trung tâm thương mại, khách sạn Hoa Sen vào chiều ngày 23/9. Cục nợ cả chục ngàn tỷ đồng cũng đang là một nỗi lo lắng của nhà đầu tư đối với tập đoàn này.
Tại đại hội cổ đông thường niên mới diễn ra mới đây, ông Lê Phước Vũ cũng đã thừa nhận sự khó khăn của Hoa Sen trong thời gian vừa qua. Đại gia này còn đã chia sẻ với báo giới việc phải lên núi ở tĩnh tâm trong thời gian Hoa Sen “gặp hạn”. Năm 2019, Hoa Sen đặt mục tiêu doanh thu giảm nhẹ và lợi nhuận 500 tỷ đồng.
Đại gia gạch ốp lát Hồ Xuân Năng: Cạnh tranh khốc liệt, tài sản bốc hơi hàng trăm triệu USD
Cơn bão trên thị trường trong năm 2018 cùng với những biến động nội bộ khiến doanh nghiệp của đại gia Hồ Xuân Năng mất nửa tỷ USD, bản thân ông Năng cũng mất khoảng 400 triệu USD. Tác động của công nghệ Trung Quốc và sự bất ổn từ cuộc chiến Trung - Mỹ đã hiện rõ.
Trước những thành công vượt bậc trong năm 2017, cổ phiếu VCS của Vicostone đã có bước tiến rất tích cực và đạt đỉnh vào giữa năm 2018. Ông Hồ Xuân Năng, chủ tịch Vicostone, đã từng có thời điểm có tài sản đạt ngưỡng tỷ USD. Tuy nhiên, với tình hình sụt giảm của thị trường và sự đi xuống trong sự tăng trưởng kinh doanh, cổ phiếu VCS đã lao dốc một mạch từ 140.000 đồng xuống còn 62.000 đồng ở thời điểm hiện tại, tương ứng mức giảm gần 56%.
Ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch Vicostone
Vốn hóa của Vicostone đã ghi nhận mức giảm gần 12500 tỷ đồng. Với khoảng 134 triệu cổ phiếu VCS đang sở hữu, ông Hồ Xuân Năng đã mất gần 10500 tỷ đồng trong khối tài sản chứng khoán chỉ trong nửa cuối năm 2018.
Sự đi xuống của Vicostone được cho là bởi những biến động trong nội bộ công ty cùng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thị trường gạch ốp lát mà Vicostone từng độc quyền.
Quốc Cường Gia Lai: cả năm “dính” pháp lý, cổ phiếu lao xuống “vực sâu”
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/1/2018, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai dừng tại mức 4.930 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm đến nay, QCG đã bốc hơi tới 65% giá trị, xuống mức giá thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2017, đánh dấu một năm tồi tệ của Quốc Cường Gia Lai trên sàn chứng khoán.
Doanh thu và lợi nhuận của QCG bắt đầu lao dốc mạnh kể từ Quý II với con số lần lượt là 86 tỷ đồng và 4,6 tỷ đồng. Đến Quý III, lãi của QCG còn tệ hơn khi chỉ đạt hơn 1,4 tỷ đồng, doanh thu 82 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này đều là do Quốc Cường Gia Lai chưa có doanh thu bàn giao nhà trong cả hai quý vừa qua.
Một năm 2018 không mấy suôn sẻ với nhà Cường "Đôla"
Tính đến 30/9/2018, tài sản của Quốc Cường Gia Lai đạt gần 12.400 tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho chiếm tới hơn 7.300 tỷ đồng. Nợ phải trả của công ty này cũng lên tới gần 8.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 2/3 cơ cấu nguồn vốn.
Bên cạnh đó, QCG còn dính vào hàng loạt những rắc rối về pháp lý trong giao dịch chuyển nhượng đất và xây dựng dự án. Ví dụ như vụ mua đất tại Phước Kiển (Nhà Bè) từ một công ty thuộc Văn phòng Thành ủy TPHCM là Tân Thuận. Hay trong đầu tháng 8, Đà Nẵng đã quyết định dừng cấp phép xây dựng và chuyển nhượng đất thuộc một dự án của Quốc Cường Gia Lai với lý do là công ty này vi phạm một loạt những quy định về xây dựng, hạ tầng dự án.
Vào cuối tháng 11, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) đã bất ngờ từ nhiệm mọi chức vụ tại công ty (Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc) trong lúc công ty đang gặp nhiều khó khăn. Ông Cường chính là con trai bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT của QCG.
.Đại gia xây dựng Lê Viết Hải: Tin đồn đeo bám
Sau năm 2017 tỏa sáng với kết quả kinh doanh ấn tượng, CTCP Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã chứng kiến sự đi xuống trong năm 2018. Thị trường bất động sản, xây dựng được dự báo sẽ xuất hiện những khó khăn trong năm 2019.
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hòa Bình Corp
Lợi nhuận các quý của HBC trong năm 2018 đều suy giảm mạnh so với 2017. Trong 9 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận sau thuế HBC chỉ đạt 501 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, khoản phải thu của doanh nghiệp này ngày phình to, lên tới cả nửa tỷ USD, chiếm 70% tổng tài sản. Nợ xấu của HBC vẫn ở mức ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, HBC còn liên tiếp phải chịu những tin đồn liên quan đến Khaisilk hay Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm).
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HBC bắt đầu lao dốc từ cuối năm 2017 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính từ đầu năm đến nay, HBC đã mất khoảng 44% giá trị. Tài sản của ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HBC cũng sụt giảm hơn 400 tỷ đồng trong năm vừa qua.
Năm 2018 ghi nhận hàng loạt những sự kiện và dấu ấn nổi bật trong giới doanh nhân Việt Nam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.