Nên cơ nghiệp từ nuôi heo lai

Thứ hai, ngày 30/05/2011 19:00 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Năm 2007, được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 10 triệu đồng, bà Lệ mua 3 con heo đen cái của đồng bào dân tộc thiểu số để làm nái và phối giống với heo rừng cho sinh sản heo rừng lai.
Bình luận 0

Thời điểm đó, giá heo rừng lai cao, mỗi con giống 5kg có giá 1,5 triệu đồng. Bà Lệ vừa nhân giống heo rừng, vừa mua heo siêu nạc về làm giống. Sau gần 4 năm gây đàn, đến nay bà đã có 10 heo nái trắng, 23 heo thịt sắp đến kỳ xuất chuồng và gần 40 con heo rừng lai...

img
Bà Lệ chăm sóc heo thịt.

Vợ chồng bà có khoản vốn "lận lưng" gần 100 triệu đồng. Bà Lệ cho biết: “Gia đình tôi kết hợp nuôi heo với nấu rượu, làm bún, trồng rau. Nước gạo từ làm bún, nấu rượu, rau trong vườn nhà tôi bổ sung vào khẩu phần ăn, nên heo chóng lớn lại giảm được chi phí mua thức ăn cho heo.

Trước năm 2007, không có nghề để kiếm sống, vợ chồng bà Lê Thị Mỹ Lệ (thôn Đông Hòa, xã Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, Quảng Ngãi) phải đi làm thuê, làm mướn, mà nhiều lúc vẫn không có tiền mua gạo.

Tôi đã xây hầm biogas để tránh ô nhiễm môi trường, vừa làm chất đốt. Heo trắng đẻ, tôi để heo con con lại nuôi. Trung bình mỗi lứa heo thịt xuất bán lãi 10 triệu đồng. Gần đây, giá heo tăng cao, mỗi lứa heo thịt lãi ít nhất 30 triệu đồng”.

Với 40 con heo rừng, bà Lệ làm lưới sắt B40 quây thành khu, trồng cây cho phù hợp với điều kiện sinh thái của heo rừng.

"Năm nay tôi tiếp tục đầu tư nuôi heo đực rừng thuần chủng để phối với heo đen và sản xuất giống heo rừng lai quy mô lớn hơn; đồng thời làm hệ thống chuồng lồng sắt để tiết kiệm diện tích và mở rộng mô hình nuôi heo nái kết hợp heo thịt"- bà Lệ cho biết.

Gia trại nuôi heo của gia đình bà Lệ đã trở thành địa chỉ cho nông dân địa phương đến tham khảo, học hỏi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem