Khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại thời gian qua, các nhà phân tích khẳng định căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chỉ là một phần tác động nhỏ đến bài toán lớn này.
Tổng sản phẩm quốc nội tại Trung Quốc phát triển với tốc độ chậm nhất trong gần một thập kỷ tính từ tháng 7 đến tháng 9, đặc biệt với sự chững lại trong lĩnh vực sản xuất.
Nhưng ngay cả khi đối mặt với hàng trăm tỷ USD giá trị thuế quan trong cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh, xuất khẩu tại Trung Quốc ổn định hơn dự kiến. So với một năm trước, Trung Quốc đã xuất khẩu thêm 11% sản phẩm ra nước ngoài trong tháng 10.
Kinh tế Trung Quốc quý 3 tăng trưởng chậm nhất trong một thập kỷ
Xuất khẩu tăng lên nhờ giá trị thấp của đồng nhân dân tệ. Nhưng các nhà kinh tế cho biết nó cũng chỉ ra sự suy thoái trong năm nay phần lớn là vì chiến dịch giảm thiểu nợ xấu do nhà nước dẫn đầu. Chiến dịch này được bắt đầu vào năm ngoái để đối phó với tình trạng dư thừa nợ quốc gia. Nợ của Trung Quốc tăng vọt lên hơn 300% trong những năm gần đây và khiến nhiều người lo ngại về bong bóng nợ tài chính trong tương lai. Tình trạng này của Trung Quốc giống như Mỹ trước cuộc suy thoái 2008, hay Thái Lan trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Trung Quốc chỉ có một sự lựa chọn: tăng trưởng ngày hôm nay hoặc sụp đổ trong ngày mai. Bắc Kinh cần hạn chế gia tăng nợ bằng cách chấp nhận tăng trưởng chậm lại.
Theo Stephen Roach, một thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Toàn cầu Jackson của Đại học Yale, cuộc chiến thuế quan sẽ làm trầm trọng thêm sự suy thoái tại Trung Quốc. Nhưng nó chưa đủ áp lực để ép buộc Trung Quốc phải nhượng bộ Mỹ bất cứ lúc nào.
Chiến tranh thương mại đẩy nhanh tình trạng trì trệ hiện nay của Trung Quốc
Bắc Kinh từng đề xuất với Washington một kế hoạch nhằm giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Trung Quốc bằng cách tăng mua hàng hóa Mỹ. Đổi ngược lại một phần của thỏa thuận này sẽ là Mỹ điều chỉnh lệnh trừng phạt đối với một số công ty Trung Quốc. Về phía Mỹ, Nhà Trắng cũng kêu gọi Bắc Kinh xử lý các quy tắc về ăn cắp tài sản trí tuệ và chương trình Made in China 2025 của mình. Các nhà phân tích hoài nghi rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không dễ dàng chấp nhận những yêu cầu kinh tế đó. Một thỏa thuận chính thức với Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp dự kiến trong tháng 11 này dường như khó có thể xảy ra.
Mỹ đã đặt thuế nhập khẩu vào khoảng một nửa sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và Bắc Kinh cũng có biện pháp đáp trả. Nhưng thực tế là Trung Quốc đã bán khoảng 506 tỷ USD giá trị hàng hóa và dịch vụ cho Mỹ trong năm 2017, trong khi Mỹ chỉ bán khoảng 130 tỷ USD giá trị hàng hóa cho người Trung Quốc. Bên nào bị thiệt hại nặng nề hơn trong cuộc chiến tranh này vẫn là một dấu hỏi.
Động thái này làm dấy lên lo ngại xung đột lợi ích tại Nhà Trắng khi Ivanka Trump là cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.